Cùng vun đắp sự phát triển vùng cam

09:02, 19/07/2014

HGĐT - Những năm qua, trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Agribank luôn là ngân hàng đầu tầu, đồng hành có hiệu quả với sự phát triển của người nông dân, đúng như tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT của mình. Rất nhiều chương trình, dự án phát triển Nông nghiệp, nông thôn mà ở đó vai trò của Agribank đã được thể hiện. Một trong số đó là Chương trình phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt của tỉnh ta.


Anh Nguyễn Văn Lý, Phó Giám đốc Agribank Hà Giang trong hội nghị về phát triển cây cam, quýt Hà Giang được tỉnh tổ chức mới đây tại huyện Bắc Quang cho biết: Tính đến thời điểm 31.5.2014, số dư nợ cho vay phát triển cây cam, quýt của Agribank Hà Giang là 13.172 triệu đồng với 112 hộ vay. Tổng diện tích đầu tư cam, quýt có nguồn vốn đồng hành của Agribank Hà Giang trên vùng trồng cam của 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên là 263ha. Đó là những con số không hề nhỏ trong điều kiện của Agribank Hà Giang, một đơn vị luôn nỗ lực để thực hiện đồng hành với người nông dân và các khách hàng trong tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo Agribank cũng khẳng định, sẽ đáp ứng đủ vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và dự án phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt của tỉnh đến năm 2020.

 

Có thể nói, từ lâu nay, với sự chỉ đạo của tỉnh và của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang đối với sự đồng hành, hỗ trợ nguồn vốn cho Chương trình phát triển cây cam, quýt của tỉnh, Agribank Hà Giang các chi nhánh ở 3 huyện vùng cam là Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên đã tích cực tiến hành khảo sát, đánh giá, chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư cho vay. Dựa trên cơ sở Nghị định 41/NĐ-CP, ngày 12.4.2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các đơn vị đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở các địa phương tìm kiếm khách hàng cũng như các mô hình đầu tư hiệu quả nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay. Các thủ tục tiến hành vay vốn cũng đã được các chi nhánh Agribank hướng dẫn chu đáo cho các khách hàng...

 

Cũng theo Agribank Hà Giang: Cùng với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng phát triển, Agribank Hà Giang cũng phải tuân thủ các quy định của ngành. Qua đó, khách hàng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định của Agribank Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Theo đó, khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính để trả nợ trong thời gian cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Agribank Hà Giang thực hiện cho vay ngắn hạn với thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất thực hiện chi phí chăm sóc hàng năm cho vườn cam; cho vay trung hạn với thời hạn vay tối đa không quá 60 tháng để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ thực hiện đầu tư mới diện tích trồng cam.

 

Để việc đầu tư có hiệu quả, góp phần giúp cho vùng cam, quýt của tỉnh mà đặc biệt là sản phẩm đã khẳng định được uy tín trên thị trường là trái cam sành Hà Giang, về phía Agribank cho rằng, các ngành chức năng của tỉnh tích cực tham mưu cho tỉnh đánh giá cụ thể tình hình phát triển cây cam, quýt. Đồng thời, nêu rõ được nhu cầu sản xuất, qua đó có thể dự báo, đánh giá được nhu cầu sử dụng vốn, hướng đầu tư cam, quýt một cách cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần phải đánh giá một cách rõ ràng hơn về hiệu quả của các diện tích cam thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện năm 2013 để có cơ sở đầu tư cho hướng phát triển này. Quá trình phân tích, đánh giá việc phát triển cam, quýt sẽ giúp cho tỉnh nói chung và Agribank Hà Giang có định hướng đầu tư phù hợp, và tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi việc đầu tư dàn trải, tự phát. 


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đầu tư dài hạn cho phát triển nông nghiệp ở Na Pô
HGĐT - 4 năm trở lại đây, hơn 100 hộ dân thôn Na Pô, xã Na Khê (Yên Minh) đã bỏ ra số tiền lên đến gần 3 tỷ đồng để thuê máy xúc mở mới hơn 25 ha ruộng bậc thang; đây được coi là sự đầu tư dài hạn cho phát triển nông nghiệp của người dân Na Pô.
17/07/2014
Khánh thành chợ thị trấn Phó Bảng gắn với phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới
HGĐT - Ngày 16.7, Sở Công thương tổ chức lễ khánh thành chợ Phó Bảng, thị trấn Phó Bảng (Đồng Văn) gắn với phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới. Tham dự lễ khánh thành có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện, Sở Công thương và thị trấn.
17/07/2014
Bước đột phá trong cải tạo giống, phát triển đàn trâu của huyện Vị Xuyên
HGĐT - Mới đây, hàng chục con trâu nghé ra đời, có vóc dáng to, khỏe và nhanh nhẹn hơn so với những trâu nghé khác, là minh chứng cho thành quả quan trọng từ chủ trương cải tạo, phát triển đàn trâu của UBND huyện Vị Xuyên.
17/07/2014
Nỗ lực ngăn chặn hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại
HGĐT - Từ đầu năm đến nay, bám sát sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp, giải pháp, kế hoạch về công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm về chất lượng hàng hoá, gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu... góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền
17/07/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.