Quý hiếm nguồn gen thực vật trên “nóc nhà” thứ 2 dải đất hình chữ S

11:22, 19/06/2014

HGĐT- Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao hơn 2.400m, được mệnh danh “nóc nhà” thứ 2 ở Việt Nam. Cùng sự hùng vĩ còn là sự giàu có bên trong bởi các nguồn gen thực vật vô cùng quý hiếm, rất cần bảo tồn.



                                     Cây “đại lão” Hoàng đàn lá rủ.

Thực vật đặc hữu:

Mấy người bạn cùng đi ùa lên ôm lấy cây gỗ lớn cao trên 30m, chu vi ước tới 300 cm, thân vỏ sù sì: Đây mới thực là “Đại lão” mộc ít khi thấy, rồi tròn mắt khi Kỹ sư Nguyễn Quang Duẩn, chuyên ngành thực vật, Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Hoàng Su Phì cho hay đấy là “Đại lão Hoàng đàn lá rủ”, tên khoa học Cupressus torulosa, họ cây hạt trần, ngành thông; có chất tinh dầu thơm, tác dụng chữa bệnh và làm hương liệu điều chế nước hoa cao cấp. Theo Quyết định 265/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hoàng đàn thuộc nhóm gỗ 1A cực kỳ quý hiếm, bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại. Theo các tài liệu, con người mới phát hiện cây Hoàng đàn lá rủ (còn gọi Sa mu dầu Hồng Kông) vào cuối thế kỷ XIX. Gỗ Hoàng đàn không bị mối mọt, cong vênh; có vân, sắc đẹp sử dụng làm đồ nội thất, trang trí. Mới đây nhất, năm 1994 - 1999, các Nhà thực vật học Việt Nam phát hiện cây Hoàng đàn có mặt trên dãy núi đá vôi thuộc Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tuyên Quang và Khu bảo tồn đa dạng sinh học Con Cuông (Nghệ An). Tuy nhiên, số lượng còn rất ít và luôn trong tình trạng bị săn tìm.


Theo dẫn đường của “Lão rừng” Thào Seo Cáng, thôn Chúng Phùng, xã Túng Sán, chúng tôi vào vùng lõi dải Tây Côn Lĩnh. Càng đi càng thấy sự giàu có của rừng. Gần chiếc lán rừng, lão Cáng còn một cây Hoàng đàn lá rủ cao chừng gần 1 mét, được ươm trồng cẩn thận. Lão bảo: Đây là cây Hoàng đàn bậc chắt, chút của các thế hệ Hoàng đàn lá rủ từng sống quần tụ ngàn đời trước. Tôi dò hỏi có bao nhiêu cây cổ thụ nơi này? Đưa mắt dò xét, lão lắc đầu: Biết mình cũng không nói, sợ mất cây quý lắm. Đành chịu. Thông cảm với lão vì ý thức gìn giữ cây quý.


Cây Pơ mu có tên khoa học Fokienia hodgintris, thuộc nhóm II theo Quyết định 265/2006 của Thủ tướng Chính phủ: Hạn chế khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại. Đi trong vùng lõi Tây Côn Lĩnh ở thôn Chúng Phùng, ai cũng cảm nhận mùi thơm man mát dễ chịu của loài thảo mộc. Lấy dao chặt vài miếng gỗ trên gốc cây giữa lối mòn đưa tôi: Đây là cây Pơ mu, thơm mát lắm đấy - lão bảo. Trên cả diện tích rộng lớn này, trước kia gần như toàn bộ là loại cây này; không biết bị chặt phá hồi nào, giờ còn lại toàn gốc lũa, nhiều gốc vài ba người ôm không hết. Đi đường đá chân vào gốc Pơ mu, vào búi, vạch lên thấy gốc Pơ mu. Nhưng thật tiếc đó lại toàn là gốc cây bị chặt hạ lâu ngày. Tìm kiếm mãi, lão Cáng chỉ cho mấy cây thuộc dạng con cháu sống sót. Trong thôn Chúng Phùng do lão làm Bí thư Chi bộ đã vận động nhiều nhà tìm cây con, ươm hạt tự trồng quanh nhà. Lão mong được sự hỗ trợ từ Nhà nước giúp dân trồng bảo tồn, nhân rộng loài cây rừng quý cho đời sau, ngoài ra còn rất kinh tế vì giá gỗ Pơ mu hiện trên thị trường tới vài chục triệu đồng/m3.


Tới độ cao 1.800 m đến chừng 2.000m là đại ngàn các “lão mộc”, mỗi cây vài ba người ôm. Đây cây Dổi, kia cây Kháo vàng và rất rất nhiều loài cây gỗ quý tạo cho Tây Côn Lĩnh vừa hùng vĩ, vừa giàu có vô cùng!



               Cây Từ chu lình hiếm hoi còn tìm thấy trên Tây Côn Lĩnh.


Thảo dược quý hiếm:

Từ độ cao gần 1.700 m so với mặt nước biển trở lên mới xuất hiện loài Từ chu lình. Dưới tán rừng nguyên sinh ẩm ướt là cây Kim tuyến, Ấu tẩu, Bạch chỉ, cùng rất nhiều loài cây thuốc quý hiếm được dân gian truyền đời dùng chữa trị các loại bệnh, hỗ trợ sức khỏe... Để có vài cây Từ chu lình cho chúng tôi chụp ảnh, lão Cáng phải treo mình, thả người trên vách đá hàng giờ. Cây này bây giờ còn sót lại ít lắm, chỉ mọc bám vào khe đá ẩm ướt, sống lâu năm trong môi trường khắc nghiệt, thấm hút đất đá, khí trời mà chắt lọc được những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Lão Cáng cho biết: Từ chu lình chỉ ra 1 vòng lá và 1 hoa duy nhất trong 1 năm, rồi lại lụi thân nằm im trong kẽ đá. Chớm xuân, 1 mầm duy nhất lại ngoi lên và cứ thế vươn thẳng chừng 70cm – 1m cây mới ra 1 vòng lá, trên vòng lá vẫn là 1 thân vươn lên đến khoảng tháng 7, tháng 8, thân vươn duy nhất đó ra 1 hoa duy nhất màu vàng, rồi kết thúc vòng hoa tàn lụi vào cuối năm. Khi cây lụi, người Mông đào lấy củ (khẳng khiu, chia thành nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau chừng 1- 2 cm) dùng làm thuốc bổ dưỡng, cây bao nhiêu năm là bấy nhiêu đốt; củ càng nhiều đốt, càng già, càng nhiều dưỡng chất quý. Người già yếu ăn làm bổ, người ốm đau ăn dưỡng sức, phụ nữ mới sinh ăn Từ chu lình nấu cháo chân giò, cho nhiều sữa, bù đắp thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình sinh nở... Trong quá trình tìm kiếm cây thuốc, lão Cáng đưa tôi một loài thân thảophủ nhiều lớp lông tơ mịn rồi bảo: Rửa nước sạch, ăn cho đỡ mệt. Một cảm giác man mát trôi vào cuống họng. Loại cây cỏ không mùi, không vị ấy dường như tiếp bước cho tôi cùng đoàn tiếp tục khám phá Tây Côn Lĩnh. Lão Cáng nói, gọi theo tiếng phổ thông là cây Kim tuyến, mọc nơi ẩm ướt, khe cạn, ít ánh sáng, trước kia nhiều, giờ gần như sắp... “biến mất”. Cây này thường làm rau ăn hoặc ngâm rượu uống cho khỏe người mỗi khi đi rừng, làm ruộng...


Lão Cáng chỉ tiếp: “Đây là cây lá thuốc tắm lấy lại sức khi đi rừng, kia là rau Ấu tẩu ăn đỡ mỏi xương khớp, đây là rau Bạch chỉ nấu ăn thơm miệng, giúp bồi bổ gan, thận, giảm đau lưng, mỏi gối. Và đây là loài cây nấu lẫn để ăn giải độc...”. Cây Ấu tẩu phải mọc trên cao độ 1.000m trở lên mới tạo thành củ, dưới cao độ đó chỉ toàn thân với lá, tác dụng chữa bệnh giảm. Cây Bạch chỉ thường được lấy lá xào thịt trâu, thịt bò cho vị thơm ngon đặc trưng, riêng người yếu gan, thận hay xa lánh vợ, ăn loại này giúp vợ chồng... gần gũi nhau hơn. Rồi lão khẳng định trong tự hào: Người Mông, người Dao tìm loài cây làm thuốc tắm có rất nhiều bài, nhiều cách; quy lại, toàn những loài thảo mộc... trong rừng mà ra. Tây Côn Lĩnh còn rất nhiều loài cây thuốc quý, kiếm nó, có lẽ bác cháu mình phải mất cả tháng, hàng năm trời tìm chưa chắc hết...

Cảm ơn câu chuyện của lão rừng Thào Seo Cáng giúp chúng tôi khám phá “nóc nhà” thứ 2 trên dải đất hình chữ S. Được biết, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì - Hoàng Hải Lý - đang có chủ trương bảo tồn và nhân rộng các nguồn gen quý hiếm để gìn giữ sự đa dạng sinh học đặc hữu nơi đây.


Tụt dốc tới gần 14 km mới về đến Trụ sở UBND xã Túng Sán. Phía Tây gió thoảng, tiếng khèn du dương, hoàng hôn buông tím mơ màng!


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quảng Nguyên, chú trọng phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa
HGĐT- Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai; nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Đặc biệt từ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phong
19/06/2014
Mô hình trồng cây cà chua ở Ngọc Đường mang lại hiệu quả kinh tế cao
HGĐT- Xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2.892ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 286ha, chiếm 9,9%, gồm đất trồng lúa 171ha, chiếm 60%; đất trồng ngô 40,5ha, chiếm 14,2%; đất trồng rau mầu các loại 34,45ha, chiếm 12%; diện tích cây chè, cỏ, lạc, cây ăn quả 40,05ha, chiếm 14%. Tổng dân số toàn xã 772 nhân khẩu với 3.194 hộ,
19/06/2014
Nậm Ngái - “điểm sáng” phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng
HGĐT - “Nậm Ngái là thôn xa nhất, đường sá đi lại khó khăn nhất xã Lao Và Chải. Tuy nhiên, đây lại là “điểm sáng” của xã về nhiều mặt, trong đó có phong trào chuyển đổi cơ cấu giống kết hợp với đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Cuộc sống của bà con giờ có sự đổi thay đáng mừng, đặc biệt là không còn hộ thiếu đói giáp hạt như nhiều năm về trước” – đó là
18/06/2014
Mang niềm vui đến hộ nghèo và cận nghèo
HGĐT - 75 hộ nghèo và cận nghèo (N&CN) trên địa bàn huyện Vị Xuyên, sau khi nhận tiền giải ngân từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện đã đầu tư mua trâu sinh sản. Từ đây, việc có sức cầy, kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp cùng tài sản tăng thu nhập từ “đầu cơ nghiệp” sẽ khởi nguồn câu chuyện vui cho nhiều gia đình.
18/06/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.