Nơi khẳng định và nhân rộng giống cây, con mới chất lượng
HGĐT - Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng (Đồng Văn) với nỗ lực của mình đang ngày đêm tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, không chỉ áp dụng vào thực tế cho vùng mà còn cho cả tỉnh.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Sở NN&PTNT, với nhiệm vụ chủ yếu: Tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm, thuần hóa, lai tạo các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; tổ chức sản xuất, thử nghiệm, nhân giống, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, cung ứng cây, hạt giống, vật tư phục vụ cho nông, lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở vùng cao núi đá; liên doanh, liên kết với các ngành, các tổ chức nông, lâm nghiệp địa phương và tỉnh bạn, các Trung tâm, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KH-KT) nông, lâm nghiệp T.Ư để hợp tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH-KT trong sản xuất nông, lâm nghiệp; tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các phương pháp KH-KT; tổ chức điều tra, bình tuyển để chọn giống gia súc, chủ yếu là giống bò vùng cao, phục vụ phát triển chăn nuôi của tỉnh, chuyển giao các tiến bộ KH-KT chăn nuôi vào sản xuất; bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ chăn nuôi cấp huyện, xã, thôn và hộ nông dân chăn nuôi; xây dựng các quy trình kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ KH-KT về chăn nuôi cho nhân dân; tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ về giống gia súc, thụ tinh nhân tạo, cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước về kỹ thuật chăn nuôi, tham gia nghiên cứu, khảo nghiệm bảo tồn và nhân giống gia súc...
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm hướng dẫn người dân kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò.
Từ chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua Trung tâm đã và luôn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khảo nghiệm và sản xuất với mục tiêu mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, chăn nuôi.
Cao nguyên đá Đồng Văn với hơn 70% diện tích núi đá, bởi vậy chăn nuôi đại gia súc được coi là ngành kinh tế mũi nhọn ở 4 huyện nơi đây. Vì thế, từ nhiều năm qua, đã có nhiều chương trình, dự án được triển khai nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh này, như: Chương trình phát triển 3 vạn con bò; phát triển bò hàng hoá, hỗ trợ nông dân trồng cỏ... Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi lạc hậu, trình độ nhận thức của đồng bào hạn chế nên việc phát triển đàn bò vẫn mang tính tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ về nguồn giống dẫn đến tình trạng lai đồng huyết, cận huyết khiến đàn bò bị thoái hóa, năng suất, chất lượng kém, dịch bệnh ngày càng nhiều, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con. Làm thế nào để thay đổi tập quán canh tác của nông dân, khai thác tốt tiềm năng? Đây chính là việc mà Trung tâm đã, đang phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT) triển khai thực hiện nghiên cứu về cải thiện nguồn thức ăn: Chế biến, bảo quản thức ăn gia súc, bổ sung đạm, khoáng trong khẩu phần ăn để vỗ béo trâu, bò, dê... Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi mới; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, với chức năng của mình, Trung tâm còn triển khai thực hiện rất nhiều chương trình trồng cây khảo nghiệm, bảo tồn, chăm sóc gần 500 cây ăn quả đầu dòng, trong đó gồm các giống cây: Lê Đài Loan, đào Vân Nam, hồng không hạt Quản Bạ... Cùng với đó, Trung tâm còn thường xuyên theo dõi, chăm sóc hàng rào cây Ngũ gia bì hương theo đề tài của Viện Dược liệu bằng nguồn vốn của mình; theo dõi, chăm sóc thường xuyên 30 dòng chè Shan của Viện Nghiên cứu chè Phú Hộ để làm vườn cây mẹ nhân giống phục vụ lâu dài cho chương trình phát triển chè của tỉnh. Ngoài ra, theo các đề án, phương án đã, đang triển khai, hiện toàn thể cán bộ Trung tâm đang dồn toàn bộ tâm huyết, trí tuệ thực hiện trồng, chăm sóc, bảo tồn những cây dược liệu quý hiếm đã phối hợp với Viện Dược liệu thu thập được trên 40 loại cây thuốc quý cũng như tiếp tục tìm kiếm, đưa về trồng các loại cây còn thiếu và hoàn thiện danh sách cây dược liệu quý cần bảo tồn, trong đó, trồng bảo tồn thêm 8 loại cây, như: Cẩu tích, Hoàng liên ô rô, Mẫu tử, Hoài sơn, Tế tân núi và Mỏ hạc một hoa...
Những mục tiêu, phương án đã và đang triển khai là rất lớn, nhưng do Trung tâm đang trong quá trình kiến thiết, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, cơ sở trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn; đặc biệt, Trạm thụ tinh nhân tạo bò chuyển từ xã Quyết Tiến lên...; dù còn muôn vàn khó khăn, nhưng với quyết tâm cao của đơn vị cung ứng giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng hàng đầu của tỉnh;Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm CAQ ôn đới Sa Pa thuộc Viện Nghiên cứu KH-KT nông nghiệp miền núi phía Bắc triển khai mô hình trồng khảo nghiệm các loại cây ôn đới và mô hình vườn trồng tập đoàn các cây ăn quả ôn đới tại thị trấn Phó Bảng; thực hiện Đề tài chọn lọc, bảo tồn cây đầu dòng, xây dựng vườn cây mẹ; phối hợp với trường Đại học Nông, lâm nghiệp Thái Nguyên triển khai Đề tài Khai thác và phát triển nguồn gen giống bò Hà Giang. Đối với chương trình khảo nghiệm, đã thực hiện khảo nghiệm cây Khoai nưa, đây là cây trồng có nhiều tác dụng, có thể tận dụng trên nhiều loại đất và đầu ra ổn định; tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn cây Tam thất với diện tích 3.500m2, đây là loại dược liệu có giá trị kinh tế cao, được đánh giá phù hợp với khí hậu đặc thù của vùng, là cây sẽ được bổ sung vào cơ cấu cây trồng 4 huyện vùng cao... Những nguồn giống cây dược liệu ở Phó Bảng sẽ làm phong phú thêm danh mục thảo dược của Việt
Ý kiến bạn đọc