Nhiều khó khăn trong tìm hướng tiêu thụ hàng nông sản

16:49, 13/06/2014

HGĐT- Là một tỉnh miền núi, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ đạo, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng triệu tấn nông sản được người dân sản xuất với đủ các loại như lúa, ngô, đậu tương, lạc, cam, chè và sản phẩm chăn nuôi... Trong điều kiện của một tỉnh mà đa phần người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì mọi sinh hoạt của họ đều trông cậy vào nông sản. Tuy nhiên có một thực tế đó là những năm được mùa thì lại mất giá, được giá thì lại mất mùa, chính vì vậy cuộc sống của người dân cũng bấp bênh như giá nông sản.


Thực tế cho thấy, dù đã có kinh nghiệm sản xuất từ bao đời nay, nhưng vẫn có rất ít những người làm giàu được nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Và vẫn đang có rất ít những vùng chuyên canh sản xuất nông sản cho thu nhập cao. Người dân thì vẫn chủ yếu sản xuất tự phát, được đến đâu hay đến đấy, không ít địa phương không mấy mặn mà trong chỉ đạo, hoạch định, phát triển sản xuất, doanh nghiệp thu mua nông sản thì thất thường, chủ yếu là các tư thương. Chính vì vậy làm ra nông sản đã khó khăn vất vả, việc tiêu thụ nông sản lại càng khó khăn, vất vả hơn. Vòng luẩn quẩn và những vướng mắc trong tiêu thụ nông sản đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải.



Vùng sản xuất lúa chất lượng cao xã Xuân Giang (Quang Bình) cho năng xuất, sản lượng cao.


Trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Với một tỉnh miền núi sản xuất nông, lâm nghiệp là chính, vì thế trong những năm qua ngành Nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách để giúp nông dân trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng chưa được rõ nét. Cây chè là một cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh vì thế tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển cây chè để trở thành hàng hóa, và hiệncây chè đã có chỗ đứng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đã thu mua và tự sản xuất chế biến, sản phẩm làm ra đã có thương hiệu trên thị trường, kể cả thị trường nước ngoài, điển hình như Công ty TNHH Hùng Cường, Công ty chè Hùng An. Các sản phẩm nông nghiệp khác như lúa, ngô, lạc, đậu tương vẫn chỉ là người dân làm ra đem bán chứ chưa có doanh nghiệp hoặc HTX nào đứng ra thu mua ổn định, như huyện Xín Mần hàng năm sản xuất ra từ 10 đến 20.000 tấn ngô nhưng chưa có doanh nghiệp nào đứng ra thu mua bao tiêu sản phẩm ổn định. Đối với cây lúa, huyện nào cũng sản xuất ra mấy chục nghìn tấn, nhưng cũng chỉ để tiêu dùng trong dân, tuy nhiên nhiều huyện sản xuất lúa chất lượng ngon không đủ để bán ra thị trường. Chăn nuôi bò hiện nay đã trở thành hàng hóa, tuy nhiên cũng chưa có doanh nghiệp nào đứng ra bao tiêu ổn định vững chắc, mà chủ yếu là các tư thương thu mua. Cây cam chủ yếu tập trung vào các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên, mặc dù đã có thương hiệu cam sành Hà Giang nhưng giá cả bấp bênh, năm được mùa thì mất giá và năm được giá thì mất mùa, do vậy việc sản xuất ra sản phẩm của nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên thu nhập không ổn định...


Nói về nguyên nhân của việc sản phẩm mà người nông dân làm ra chưa có thị trường ổn định, đồng chí Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm: Để bảo đảm cho người dân yên tâm sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất trên chính diện tích đất hiện có, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách phát triển kinh tế như Nghị quyết 47/2012/NQ- HĐND của HĐND tỉnh “Về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội” của tỉnh, mời gọi đầu tư nhưng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, chủ yếu là các HTX và các doanh nghiệp nội tỉnh, vì các loại sản phẩm trên địa bàn tỉnh chưa đủ lớn, trong khi đó đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao mà lợi nhuận lại thấp... Chính vì thế sản phẩm làm ra của người nông dân để sử dụng hoặc mua bán trao đổi nhỏ lẻ manh mún, chưa có thị trường lớn ổn định...


Để phát huy lợi thế tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, ngành Nông nghiệp và PTNT cũng đã tham mưu với tỉnh và triển khai Đề án Phục hồi cây cam già cỗi bằng chế phẩm sinh học và sản xuất cam sạch theo tiêu chuẩn Vietgap tại 3 huyện: Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Đề án này được thực hiện và có nhiều kết quả tốt, chắc chắn rằng sản phẩm cam sành Hà Giang sẽ vươn dài trên thị trường trong nước và Quốc tế. Tới đây ngành cũng sẽ mở rộng vườn ươm giống cây cam tại huyện Quang Bình, toàn bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ được chuyển giao cho nhóm sở thích tại địa phương và như vậy cây cam sẽ là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Ngành cũng đang tập trung sản xuất giống lúa chất lượng cao để hình thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chủ trương của ngành Nông nghiệp vẫn tập trung vào sản xuất sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn Vietgap, có như vậy sản phẩm của người nông dân mới có “chỗ đứng” trên thị trường...


Có thể nói, sản lượng nông sản trên địa bàn tỉnh ta là rất lớn và rất nhiều loại, nhưng lại chưa có thị trường ổn định, bởi vậy tỉnh cũng cần có những giải pháp cụ thể giúp người nông dân sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường một cách ổn định và bền vững, giúp họ yên tâm lao động sản xuất và làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cục Thuế tỉnh tuyên dương thành tích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2013
HGĐT- Sáng 13.6, Cục Thuế tỉnh tổ chức Hội nghị Tuyên dương thành tích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2013. Đến dự có các đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13/06/2014
Từng bước xây dựng những vùng chuyên canh ở Bắc Quang
HGĐT- Những năm qua, Bắc Quang là địa phương đi đầu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng Nông thôn mới, Bắc Quang đã tập trung xây dựng các vùng chuyên canh và kết quả mà nó mang lại là rất lớn. Không chỉ hiệu quả về năng suất, giá trị sản phẩm mà một trong những cái được lớn đó là từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất
12/06/2014
Quản Bạ, xây dựng Nông thôn mới “chìa khóa” mở tiềm năng phát triển
HGĐT- Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), huyện Quản Bạ có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Với nỗ lực và quan tâm sát sao của các cấp, ngành cùng sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc, chương trình đã đạt nhiều kết quả: Một số xã điểm như Đông Hà đạt 13/19 tiêu chí, Quyết Tiến 8/19 tiêu
12/06/2014
Sẽ có gần 12 nghìn hộ dân hưởng lợi từ Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP)
HGĐT - Trong báo cáo của UBND tỉnh về Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội, định hướng, quan điểm và chính sách ưu đãi mời gọi thu hút đầu tư của tỉnh tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vừa qua, có một dự án dành cho 11.800 hộ gia đình nghèo và cận nghèo là đối tượng được hưởng lợi sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được triển khai thực hiện tại tỉnh ta trong thời
11/06/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.