Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2014
HGĐT- Ngày 16.5, UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2014. Các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Tây Bắc; Phạm Xuân Đương, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế T.Ư; Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trương Xuân Cừ, Phó trưởng ban phụ trách BCĐ Tây Bắc; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì.
Dự hội nghị về phía T.Ư có đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Bộ: GT-VT, Xây dựng, Công thương. Về phía địa phương, có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND - UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố. Về phía các tổ chức quốc tế, có đại diện Đại sứ quán Iran, Chile, Brazil, Angola, Arhentina, Mozambic, Panama tại Việt Nam; Giám đốc Phòng Thương mại Công nghiệp Châu Âu và Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Dự hội nghị còn có các nhà đầu tư trong, ngoài nước, đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh khẳng định: Những năm qua, BCĐ Tây Bắc, các tỉnh trong vùng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với sự tham gia của các bộ, ban ngành T.Ư, các tổ chức quốc tế. Các tổ chức như Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới cho rằng, điểm yếu của các tỉnh vùng Tây Bắc đó là liên kết vùng và chính sách thu hút đầu tư. Kết quả những hội thảo trước chỉ dừng ở việc đề nghị Chính phủ ban hành chính sách thu hút đầu tư phù hợp, trong khi các doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu chính sách còn thiếu chủ động. Hội nghị Xúc tiến đầu tư Hà Giang 2014 là dịp để địa phương lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đề xuất cơ chế, chính sách thực sự đặc thù để doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển bền vững. Do vậy, các doanh nghiệp hãy lên tiếng để tạo nên một hội nghị xúc tiến đầu tư thành công, để vùng Tây Bắc phát triển bền vững, các tỉnh trong khu vực sớm đạt mặt bằng chung của cả nước.
Báo cáo tổng quan KT-XH, định hướng chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh nêu rõ: Với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh nên đã hình thành 3 tiểu vùng có lợi thế riêng trong phát triển, trở thành trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, khoa học, du lịch mạo hiểm và sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các loại thảo dược quý; phát triển công nghiệp chế biến gắn với trồng rừng, nuôi cá nước lạnh, trồng cây công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp, du lịch gắn với kinh tế biên mậu…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn trao biên bản ghi nhớ đầu tư công trình Thủy điện Nậm Mạ 1 cho Công ty TNHH Miền Tây (Hà Giang).
Doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh được hưởng các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuê mặt nước, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 1/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với từng dự án, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ các dự án được thực hiện theo cơ chế một cửa một đầu mối. Trong quá trình thu hút đầu tư, tỉnh chủ trương ưu tiên nguồn lực cho công tác vận động, thu hút, bố trí vốn đối ứng đúng quy định, đúng tiến độ; đã quan tâm, xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh; công tác cải cách hành chính trong hoạt động đầu tư được đẩy mạnh, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Định hướng phát triển, thu hút đầu tư giai đoạn 2014-2020 sẽ tập trung hoàn thiện, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành; ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện thắp sáng; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, cây dược liệu, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu KTCK Thanh Thủy, phát triển dịch vụ gắn với kinh tế biên mậu, cửa khẩu, du lịch cao nguyên đá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện cải cách hành chính, cơ chế chính sách phân cấp quản lý đầu tư công, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hà Giang trong việc chủ động, phối hợp với các bộ, ngành T.Ư tổ chức xúc tiến đầu tư. Để khai thác được tiềm năng, thế mạnh, Hà Giang cần cụ thể hóa quy hoạch vùng với cơ chế, chính sách cụ thể đi kèm; đẩy mạnh liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông mang tính liên kết cao. Đối với những danh mục đầu tư, cần cụ thể hơn nữa, cung cấp nhiều thông tin để các nhà đầu tư, tổ chức trong nước, quốc tế dễ tiếp cận. Hà Giang cần cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư, cải cách hành chính theo hướng thuận lợi nhất, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư; xúc tiến thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công, cải thiện tốt chỉ số năng lực cạnh tranh; quan tâm chính sách đào tạo, phát triển nguồn lực người dân địa phương, cải thiện rõ rệt hơn cuộc sống của đồng bào vùng biên cương. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện để có nhiều dự án đầu tư vào Hà Giang; các hiệp hội phối hợp với Hà Giang đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, phổ biến rộng rãi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua hội nghị này, sẽ tạo được môi trường, không khí đầu tư tốt hơn, có nhiều hơn dự án đầu tư vào Hà Giang.
Tại hội nghị, UBND tỉnh đã ký kết 5 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội; trao 9 Giấy chứng nhận đầu tư; Tổng Công ty Xi măng Việt Nam trao hỗ trợ tỉnh 1.100 tấn Xi măng xây dựng Nông thôn mới.
Trích bài phát biểu khai mạc của
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh
...Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư và sự phối hợp chỉ đạo trực tiếp từ Ban Chỉ đạo Tây Bắc, sự hỗ trợ tạo điều kiện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); hôm nay, tỉnh Hà Giang long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2014. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi xin gửi tới đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, các tỉnh bạn; các vị khách quý lời chào nồng nhiệt và lời chúc tốt đẹp nhất!
Nhiều năm qua, Ban chỉ đạo Tây Bắc, các tỉnh trong vùng nói riêng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các ban, bộ, ngành T.Ư; các tổ tổ chức Quốc tế. Đặc biệt là Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới đều cho rằng điểm yếu của các tỉnh vùng Tây Bắclà liên kết vùng và chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, kết quả các hội thảo chỉ dừng ở việc đề nghị Chính phủ ban hành chính sách thu hút đầu tư phù hợp. Trong khi các doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu chính sách của T.Ư ở vùng này còn thiếu chủ động. Chính vì thế, hôm nay tỉnh Hà Giang cùng với VCCI, BCĐ Tây Bắc tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư; là dịp để địa phương lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp đề xuất cơ chế, chính sách thật sự đặc thù để doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển bền vững. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại hội nghị yêu cầu: Các địa phương cần tăng cường ban hành chính sach đặc thù để thu hút phát triển du lịch. Đây thực sự là cơ hội để nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học hợp tác giúp nhà nông trong vùng phát triển. Do vậy, tỉnh đề nghị các doanh nghiệp lên tiếng để chúng ta tạo nên một hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Giang thành công tốt đẹp, để vùng Tây Bắc phát triển bền vững, để các tỉnh trong khu vực sớm đạt mặt bằng phát triển chung của cả nước.
Trong nhiều năm qua, Hà Giang đã thu được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực; xây dựng bộ máy lãnh đạo, hệ thống chính trị, cải cách hành chính. Thực tế, đời sống của người dân được nâng lên rất nhiều cả về vật chất, tinh thần cũng như quyền lợi và trách nhiệm được đảm bảo. Tuy nhiên, so với các tỉnh trong cả nước, Hà Giang còn rất nhiều khó khăn, do nguyên nhân khách quan, như điều kiện lao động sản xuất vô cùng khắc nghiệt, dẫn đến điều kiện sống khó hơn, tỷ lê hộ nghèo cao hơn. Khó khăn đó còn do mặt bằng cũng như quy mô nền kinh tế của tỉnh rất nhỏ bé, trong khi hàng năm vẫn phải chia sẻ áp lực cân đối nguồn lực đầu tư giống như hoàn cảnh các địa phương trong cả nước.
Hà Giang xin gửi đến các vị đại biểu Danh mục các dự án để định hướng, kêu gọi nghiên cứu và đề xuất đầu tư. Chúng tôi biết rằng, các dự án đó chưa thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp thực hiện đầu tư; tuy vậy, đây là đề xuất nghiêm túc, dẫu có thể chất lượng chưa đáp ứng đầu tư được ngay. Vì vậy, tôi mong muốn các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ hơn về Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất dự án trước và đề xuất chính sách sau để chúng ta cùng hợp tác cho sự phát triển chung, bền vững hơn. Nhân đây, tôi cũng xin cung cấp thêm đến các vị đại biểu những thông tin, đó là: Hà Giang đã được Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ kết luận xây dựng tỉnh trở thành vùng du lịch trọng điểm Quốc gia trên nền tảng Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; quy hoạch Hà Giang trở thành vùng dược liệu Quốc gia, đây là tiềm năng gắn với phát triển du lịch. Hà Giang cũng được kết luận quy hoạch hệ thống đường sắt, đường cao tốc kết nối với vùng kinh tế Đông và Tây Bắc Việt
Tại hội nghị, chúng ta sẽ nghe đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư phát biểu ý kiến chỉ đạo. Một số nhà đầu tư trong, ngoài nước bày tỏ chính kiến về triển vọng và ý tưởng đầu tư tại Hà Giang. Chúng ta cùng chứng kiến việc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án, ký kết thoả thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa tỉnh Hà Giang với một số doanh nghiệp đối với một số dự án đầu tư sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Đó là kết quả cụ thể của hội nghị, tuy nhiên kết quả đó cần được cụ thể hoá bằng các dự án khởi động đúng thời gian, quy định, trình tự đầu tư đúng tiến độ mới là hiệu quả nhất cho phát triển bền vững. Đó là mong muốn cuối cùng của hội nghị. Với tinh thần đó, một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Giang, tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí Nguyễn Xuân Phúc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; các tỉnh bạn; các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng các vị khách quý đã dành sự quan tâm đặc biệt đến dự hội nghị.
Xin kính chúc các quý vị mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
Một số tham luận tại Hội nghị
Tận dụng hiệu quả lợi thế riêng
PHẠM XUÂN ĐƯƠNG
(Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế T.Ư)
Hà Giang là tỉnh nơi địa đầu Tổ quốc, có vị trí hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhưng đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; hạ tầng giao thông chưa được cải thiện; địa hình phức tạp; thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt; cơ chế, chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, Hà Giang có lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế vùng biên mậu, công nghiệp khai khoáng và chế biến, sản phẩm nông nghiệp với thế mạnh trồng cây dược liệu; bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng; Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều giá trị về địa tầng, địa mạo, lịch sử, văn hóa, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch...
Để biến tiềm năng thành cơ hội phát triển, Hà Giang cần tận dụng lợi thế riêng để tạo sự khác biệt, tạo thương hiệu riêng cho Hà Giang, làm cơ sở xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút đầu tư. Xây dựng chiến lược đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đổi mới mạnh mẽ cả về biện pháp và cơ chế trong xúc tiến đầu tư; tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực có lợi thế. Xây dựng liên kết vùng, hợp tác với các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư; tăng cường các hình thức quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, xây dựng thông điệp maket hấp dẫn hơn và tạo tâm lý an tâm, an toàn cho nhà đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và sự liên kết giữa doanh nghiệp và chính quyền...
AN GIANG (lược ghi)
Tăng cường liên kết vùng để phát triển bền vững
TRƯƠNG XUÂN CỪ
(Phó trưởng Ban phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc)
Hà Giang cùng các tỉnh trong khu vực Tây Bắc đều có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn, rất cần sự đầu tư để thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, nâng caotrình độ sản xuất ngang bằng với các tỉnh khác.
Là một tỉnh có lợi thế về nông nghiệp, du lịch với sự da dạng các của các sản phẩm nông nghiệp cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc, Cao nguyên đá Đồng Văn và những di tích, danh thắng nổi tiếng... thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, kinh tế cũng như sự phát triển du lịch Hà Giang còn rất đơn điệu. Hà Giang cần phối hợp với các công ty lữ hành du lịch và liên kết với các tỉnh trong khu vực để hình thành các tour, tuyến du lịch mới thu hút và giữ chân được du khách. Tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng danh mục đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh riêng. Bên cạnh đó, sự tăng cường, kết nối với các tỉnh trong khu vực và các cửa khẩu Quốc tế với Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy cũng là việc làm rất quan trọng, sẽ là động lực tạo nên môi trường phát triển kinh tế nhộn nhịp cho vùng này...
SÔNG GÂM (lược ghi)
Thu hút đầu tư từ thế mạnh khác biệt
Vũ Tiến Lộc
(Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam VCCI)
Điều khó khăn nhất đối với Hà Giang đó là khoảng cách địa lý với các vùng, miền, trung tâm phát triển KT-XH của cả nước. Trong khi đó, hệ thống giao thông chưa thuận lợi, mạng lưới chưa đa dạng, nhiều tuyến đường đang bị xuống cấp nên đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư vào địa phương. Tuy nhiên, Hà Giang có nhiều lợi thế và có thể biến thành thế mạnh, động lực mang tính khác biệt, hiếm nơi nào có được. Lợi thế đầu tiên chính là phát triển du lịch, thiên nhiên và nét độc đáo văn hóa, tạo sự khác biệt rất lớn so với các địa phương khác, đây sẽ là tiền đề thu hút lượng lớn du khách nếu biết tổ chức liên kết, xúc tiến hình thành các tua, tuyến với các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, các tiểu vùng khí hậu, địa lý mang tính đặc trưng của Hà Giang cũng tạo ra sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh rất cao, nhiều sản phẩm sạch, có sức hấp dẫn lớn đối với người tiêu dùng, có thể xâm nhập được vào các thị trường khó tính. Trong phát triển công nghiệp, lợi thế chiếm ưu thế thuộc về lĩnh vực thủy điện, khai khoáng. Tuy nhiên, hướng phát triển quan trọng của Hà Giang chính là công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng lớn...
Thời gian qua, Hà Giang đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các quy hoạch phát triển, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, có sự chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các lĩnh vực thế mạnh nên bước đầu gặt hái được thành công. Nhằm giúp Hà Giang phát huy tốt tiềm năng thế mạnh, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra các ý kiến tư vấn, góp ý để Hà Giang phát triển. Chiến lược phát triển của Hà Giang chính là dựa trên sự khác biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là du lịch, chế biến nông nghiệp công nghệ cao, VCCI sẽ hợp tác, kêu gọi các doanh nghiệp lớn vào Hà Giang...
Thiên Thanh (lược ghi)
Hà Giang - điểm đến tương lai của nhà đầu tư châuÂu
(Ngài Csaba Bundik -
Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) đang có hơn 750 doanh nghiệp thành viên và hơn 150 nghìn lao động tại Việt
Nếu Hà Giang tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng, thoải mái, thân thiện cho doanh nghiệp thì họ sẽ tự tìm đến. Trong thời gian tới, EuroCham sẽ tăng cường phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, giới thiệu những tiềm năng, lợi thế và làm cầu nối để các doanh nghiệp trong cộng đồng Châu Âu đến Hà Giang.
Tiến Chiến (lược ghi)
Danh mục các dự án mời gọi, thu hút đầu tư 2014 – 2015
Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư, có 13 dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại, phát triển kinh tế cửa khẩu, các khu đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu được giới thiệu, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Các dự án được giới thiệu gồm:
1- Xây dựng Nhà máy chế biến thịt bò Vàng tại xã Pả Vi (Mèo Vạc), tiêu thụ sản phẩm cho đàn bò của huyện Mèo Vạc, Đồng Văn và các vùng lân cận.
2- Xây dựng Nhà máy chế biến thảo quả Vị Xuyên
3- Xây dựng Nhà máy chế biến cam sành, KCN Nam Quang (Bắc Quang)
4- Xây dựng khu đô thị phía
5- Xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ thương mại Đồng Văn, quy mô dự kiến 0,3 ha.
6- Khu vui chơi giải trí Lũng Tiên, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), quy mô sử dụng đất 1 ha.
7- Khu du lịch Hồ Giàng, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang), quy mô sử dụng đất 2 ha.
8- Xây dựng chợ biên giới Nà Lan, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên)
9- Mời gọi đầu tư vào tòa nhà Trung tâm thương mại Quốc tế Thanh Thủy; Dự án siêu thị hạng II tại cửa khẩu Thanh Thủy
10- Trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn, diện tích sử dụng đất 85 ha.
11- Trung tâm dịch vụ khoa học - mạo hiểm và thương mại Mèo Vạc, thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), quy mô sử dụng đất trên 32 ha.
12- Trung tâm vui chơi giải trí Quản Bạ, thị trấn Quản Bạ (Quản Bạ), quy mô sử dụng đất 272 ha.
13- Trung tâm du lịch sinh thái - đô thị xanh Yên Minh, thị trấn Yên Minh (Yên Minh), quy mô sử dụng đất 990 ha.
Vĩnh Phúc (tổng hợp)
Trên 3.683 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh
9 Giấy chứng nhận đầu tư được UBND tỉnh trao cho các doanh nghiệp tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư có tổng vốn trên 3.683 tỷ đồng gồm:
1. Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Lô 4 của Công ty TNHH Sơn Lâm, tổng mức đầu tư 680 tỷ đồng.
2. Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Con 3 của Công ty Cổ phần Châu Sơn, tổng mức đầu tư trên 150 tỷ đồng.
3. Dự án xây dựng điểm kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, khách sạn, nhà hàng của Công ty TNHH Hồng Đức, tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.
4. Dự án Nhà máy sản xuất viên gỗ nén của Công ty Cổ phần XNK và tư vấn An Bình, mức đầu tư trên 29 tỷ đồng.
5. Dự án Siêu thị kinh doanh tổng hợp Thanh Thủy của Công ty TNHH Thương mại XNK Bảo Liên, tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.
6. Dự án trồng cao su thuộc Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang, tổng mức đầu tư trên 1.560 tỷ đồng.
7. Dự án Thủy điện Sông Lô 2 của Công ty TNHH Thanh Bình, mức đầu tư trên 1.040 tỷ đồng.
8. Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy tuyển quặng Angtimon Mậu Duệ của Công ty Cổ phần Cơ khi khoáng sản Hà Giang, tổng mức đầu tư gần 169 tỷ đồng.
9. Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại khách sạn Phương Đông thuộc Công ty Cổ phần phát triển Phương Đông, tổng mức đầu tư gần 25 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc
5 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư được ký kết
với tổng vốn trên 1.583 tỷ đồng
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2014, UBND tỉnh đã ký thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội gồm:
1. Tập đoàn đầu tư phát triển VID thuộc Ngân hàng Hàng Hải đối với Dự án xây dựng nhà hợp khối các cơ quan hành chính tỉnh, tổng mức đầu tư trên 553 tỷ đồng.
2. Công ty Cổ phần thương mại phát triển nông, lâm nghiệp Bình Minh với Dự án Nhà máy chế biến dược liệu và Nhà máy sản xuất phân bón, tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng.
3. Công ty TNHH Miền Tây với Dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Mạ I, tổng mức đầu tư dự kiến 630 tỷ đồng.
4. UBND tỉnh ký thỏa thuận hợp tác với Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt
5. Chi nhánh BIDV Hà Giang cũng ký cam kết tài trợ bổ sung cho Dự án Thủy điện Nậm Ly I (Công ty Cổ phần Someco Hà Giang) với số vốn gần 47 tỷ đồng; ký hợp đồng nguyên tắc về việc cho vay, bảo lãnh đối với Công ty Cổ phần Giao thông xây dựng I số tiền 140 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc