Hiệu quả các lớp dạy nghề nông nghiệp

09:51, 24/05/2014

HGĐT- Sau mỗi lớp học, bà con biết cách chăm sóc các loại cây, con đúng kỹ thuật, tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo.



Đàn lợn nhà anh Sằm Văn Hào, học viên ở thôn Vĩnh Gia, Vĩnh Phúc phát triển tốt sau lớp học nghề.


Những lớp dạy nghề nông nghiệp của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh được mở thông qua các cấp Hội; do Huyện hội quản lý, giáo viên là cán bộ Hội và những nông dân có kinh nghiệm, sản xuất, kinh doanh giỏi; mở linh hoạt theo mùa vụ. Ví như: Lớp Kỹ thuật trồng lúa năng suất cao tại xã Tiên Nguyên (Quang Bình) vào đầu tháng 3, là thời gian bà con bước vào sản xuất vụ Đông - xuân. Tại đây, người dân được học các chuyên đề theo đúng thực tế mùa vụ ở địa phương từ cấy mạ, lúa đẻ nhánh, phòng trừ sâu bệnh... Sau 1,5 tháng đào tạo với 52 tiết lý thuyết và 168 tiết thực hành, khi lúa sắp cho thu hoạch lớp học mới kết thúc. Nhờ vậy, học viên được trang bị đầy đủ kiến thức, có khả năng áp dụng các kỹ thuật trồng cấy trên đồng ruộng nhà mình. Chị Hoàng Thị Xuân, học viên ở thôn Tân Tiến, cho biết: “Nhà tôi trồng lúa từ tháng giêng, học về áp dụng vào chăm sóc thấy lúa phát triển tốt hơn. Ở lớp còn dạy các kiến thức về sử dụng thuốc trừ sâu, điều chỉnh lượng nước trong ruộng, cung cấp phân bón vi sinh để thực hành phun thử...”.


Ngoài cung cấp kiến thức cho người dân, các lớp dạy nghề còn giúp học viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, gải đáp thắc mắc trong quá trình nuôi, trồng các loại cây, con. Điển hình như Lớp dạy nghề nuôi và phòng, trị bệnh cho lợn ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang), nơi có nhiều hộ nuôi lợn với số lượng đàn lớn từ 10 – 40 con, đã giảng về cách lựa chọn con giống, loại thức ăn phù hợp, có giá trị kinh tế; cách xử lý chất thải chăn nuôi để tận dụng làm phân bón cho cây lạc; những thắc mắc về từng giai đoạn phát triển của đàn lợn được giải đáp. Bà Hoàng Thị Điền, học viên ở thôn Vĩnh Gia, chia sẻ: “Gia đình nuôi 20 con lợn, sau khóa học, tôi đã biết áp dụng vào phòng, trừ bệnh cho đàn lợn. Tôi còn được hướng dẫn xử lý chất thải, khử mùi hôi và tận dụng làm phân bón”. Nhờ bám sát quá trình chăn nuôi, thời vụ trồng cấy ở địa phương; các lớp dạy nghề đều đạt hiệu quả thực tiễn. Anh Hoàng Cao Thế, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Phúc, cho biết: “Kết thúc lớp dạy nuôi và phòng, trị bệnh cho lợn, Hội tiếp tục đăng ký thêm các lớp học trồng lúa năng suất cao, vì xã cũng là vùng trồng lúa, nhiều hội viên có nhu cầu học...”.


Phát huy vai trò hỗ trợ nông dân, tại các lớp học, người dân còn được giới thiệu về các loại phân bón hiệu quả, giống cây trồng mới có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo thông qua tổ chức Hội, như các giống trám lùn, cam sớm..., rồi bình biogas nhựa tái sinh giá thành rẻ...


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm sáng trong phát triển kinh tế ở Việt Quang
HTX Tiểu thủ công nghiệp mây tre đan xuất khẩu Việt Quang (Bắc Quang) được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các loại mâm vuông, mâm tròn, khay, bàn nghế, giỏ hoa, các loại hộp bằng mây tre đan... Với sự năng động trong hoạt động sản xuất, không ngừng tiếp cận thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX ngày một phát triển, trở thành điểm sáng
24/05/2014
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra việc khai thác khoáng sản tại xã Minh Sơn
HGĐT- Ngày 22.5, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra việc khai thác khoáng sản tại xã Minh Sơn (Bắc Mê). Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Công thương, huyện Bắc Mê.
23/05/2014
Chuyển đổi mùa vụ Đột phá ở Nà Pâu
HGĐT- Ở thời điểm mà những ruộng lúa Xuân muộn vẫn còn đứng cái, hứng chịu cái nắng gắt gỏng chờ ngày trổ bông và đứng trước nguy cơ bị rầy nâu tấn công, phá hoại thì chỉ hơn chục ngày nữa thôi, người dân Nà Pâu, xã Lạc Nông (Bắc Mê) sẽ ăn mừng lúa mới. Một sự “đột phá” về chuyển đổi mùa vụ đang mang lại hiệu quả rõ nét nơi đây.
22/05/2014
Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
HGĐT- Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Đồng Văn có sự phát triển tích cực, bền vững thể hiện trên nhiều lĩnh vực; đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Điều đó có sự đóng góp lớn từ các nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng No& PTNT huyện Đồng Văn.
22/05/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.