Xín Mần, thoát nghèo từ phát triển cây trồng thế mạnh

17:07, 25/04/2014

HGĐT - Chương trình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất tập trung gắn hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích là một trong những chính sách thiết thực giúp người dân Xín Mần thoát nghèo bền vững bằng chính nguồn lực, thế mạnh địa phương.


Từ những mục tiêu, kế hoạch đề ra của cả nhiệm kỳ, những năm qua, Xín Mần có rất nhiều cách làm hay, mô hình, chính sách phát triển KT-XH hiệu quả được đúc rút thành các bài học kinh nghiệm nhân rộng toàn tỉnh. Trong đó, nổi bật là vai trò của các cấp uỷ, chính quyền đã sâu sát thực tiễn; đoàn kết thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị để phát huy nội lực sức dân, cộng đồng xã hội, thu hút đầu tư, hướng đến phát triển bền vững theo phương châm “Dân chủ - đoàn kết”.



            Nông dân huyện Xín Mần tích cực chăm sóc ngô hàng hóa.
 

Với nhiều cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống...; nông nghiệp huyện Xín Mần đã, đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững. Đó là khẳng định của Bí thư Huyện ủy Xín Mần – Dương Minh Hòa - khi trao đổi với phóng viên về tình hình phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Đồng chí Hòa cho biết thêm: Việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng theo một quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến chế biến, thị trường tiêu thụ; từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung bền vững. Huyện phấn đấu đưa tổng diện tích cây đậu tương đến năm 2015 đạt trên 3.200ha, tăng 100 ha so với năm 2010; cây dong riềng năm 2010 chỉ có hơn 12ha đến năm 2013 đã vượt lên 350ha. Sự tăng nhanh chóng về diện tích cộng với giá thu mua ổn định đã đưa dong riềng trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao đời sống nhiều hộ dân...

 

Quyền Trưởng phòng NN&PTNT huyện Xín Mần - Ngô Văn Tăng - cho biết: Hiện diện tích đậu tương hàng hóa tập trung ở 17 xã có tiềm năng, với tổng diện tích trên 3.100ha, năng suất bình quân toàn vùng đạt 16 tạ/ha, sản lượng 4.961 tấn, diện tích thâm canh đạt 85% tổng diện tích gieo trồng. Diện tích cây dong riềng toàn huyện tăng lên hơn 350ha ở 15 xã, thị trấn, năng suất bình quân hàng năm đạt gần 40 tấn/ha... Hàng năm, huyện chú trọng tăng cường công tác khuyến nông từ huyện đến xã và các thôn bản, bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân... Riêng với cây đậu tương, Phòng NN&PTNT huyện chủ động tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến tại 157 thôn bản có diện tích trồng đậu tương/17 xã, thị trấn, với thời gian 2-3 ngày/lớp/50 học viên; xây dựng mô hình khảo nghiệm giống mới; mô hình so sánh, đối chứng giữa có đầu tư thâm canh và không được đầu tư thâm canh. Đồng thời, khuyến cáo nông dân tăng cường bón phân cân đối, bón vôi; giao Trạm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức chỉ đạo chặt chẽ quy trình sản xuất giống đậu tương tại chỗ; hướng dẫn nông dân kỹ thuật tự chọn lọc, bảo quản giống phục vụ cho các năm tiếp theo. Cũng qua thực tế cho thấy: Hiện trên địa bàn huyện sản lượng đậu tương chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, dẫn đến giá sản phẩm tương đối cao mà theo đồng chí Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện: Với sản lượng lớn đậu tương hàng hóa bà con làm ra, trước mắt để tạo thị trường tiêu thụ cần tập trung phát triển mạnh chợ nông thôn tại các xã, cụm xã. Về lâu dài, cần có chính sách hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, đi đến ký kết hợp đồng sản xuất với nông dân. Riêng với cây dong giềng, huyện đã, đang thực hiện chính sách liên kết 4 nhà, gồm: “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông”: Năm 2013, Công ty TNHH Gia Long bao tiêu, thu mua cho nhân dân hơn 1.000 tấn củ dong với giá 2.500 đ/kg và sản xuất tại chỗ thành tinh bột, miến dong; tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; miến dong được tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và thủ đô Hà Nội; riêng thị trường trong tỉnh, miến dong Gia Long là mặt hàng đặc trưng, được người tiêu dùng rất chuộng. Tuy nhiên, do mô hình sản xuất còn nhỏ, thiết bị chưa được nâng cấp, nguyên liệu đầu vào cao nên công ty chưa thu được lợi nhuận. Nhưng bù lại lợi ích xã hội, lợi ích cho nhân dân công ty đã góp phần không nhỏ tạo cho hàng trăm hộ có kinh tế khá giả từ trồng cây dong riềng; khuyến khích người dân sản xuất theo mô hình tạo vùng hàng hóa từ liên kết “4 nhà”. Cùng với đó, dưới sự hỗ trợ của Phòng NN&PTNT huyện, mỗi ha cây dong giềng ít nhất cũng thu được 30 tấn củ, tương đương 75 triệu đồng. Điều nữa khiến bà con địa phương yên tâm đua nhau trồng dong riềng là giá bán nguyên liệu luôn bình ổn, thậm chí tăng. Công ty TNHH Gia Long thường xuyên bảo trợ giá mua cho nhân dân (năm 2013, mặc dù một số địa phương chỉ mua với giá 1.000 - 1.500 đ/kg nhưng tại Xín Mần công ty vẫn thu mua với giá 2.500 đ/kg, bởi huyện Xín Mần đã tạo dựng được mô hình liên kết giữa “4 nhà”). Cây lương thực chính như mô hình trồng ngô hàng hóa được chú trọng nên chỉ trong hơn 3 năm (2010-2013), toàn huyện trồng được hơn 1.561ha; tổng số lượt hộ tham gia 4.204 hộ tại 16 xã, thị trấn; tổng sản lượng nông dân bán cho Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần 1.831,5 tấn, giá thu mua từ 2.700 đến 3.100 đồng/kg bắp tươi (tương đương 5.178 - 5.535 đ/kg ngô hạt khô)... Cũng trong 3 năm qua, đã xuất hiện các Nhóm sở thích trồng ngô hàng hóa; nhiều hộ bán trên 10 tấn ngô tươi, thu hơn 30 triệu đồng, như ở các xã: Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Cốc Pài...

 

Có được kết quả này là do người dân đồng tình ủng hộ, thấy được hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng thế mạnh, thông qua các mô hình thâm canh và chế biến cùng sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về giống, một phần phân bón, mở lớp tập huấn “cầm tay chỉ việc”... Đồng thời, các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở thường xuyên đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, tập trung mọi nguồn lực cho giảm nghèo nhanh và bền vững; tăng cường sự tham gia của người dân và giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, đoàn thể.

 


Phi Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Giang Hội nghị tri ân khách hàng
HGĐT - Chiều ngày 23.4, Chi nhánh ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Giang (TMCP) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2014. Đến dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo đại diện Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Đảng ủy khối doanh nghiệp; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố và 188 khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng trong
25/04/2014
Hiệu quả mô hình kinh tế “3 trong 1” ở Bản Đả (Na Khê)
HGĐT - “Đến hẹn lại lên – dưa, bí lại xuống phố” là câu nói vui của nhiều người dân thôn Bản Đả, xã Na Khê (Yên Minh) mà chúng tôi nghe được khi mua những sản phẩm nông sản được bà con nơi đây trồng trong vụ Đông – xuân, như dưa chuột, bí...
23/04/2014
Đưa hàng Việt về miền núi - khó khăn và sự nỗ lực
HGĐT - Đưa hàng Việt về miền núi để phục vụ bày bán cho người dân nghèo luôn là nhiệm vụ khó khăn của các cơ quan tổ chức cũng như các doanh nghiệp tham gia. Khó khăn nhất là việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đưa hàng Việt về miền núi, đó là ý kiến của bà Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương Hà Giang (KCXTCT).
23/04/2014
UBND tỉnh làm việc với Tổng Công ty Giấy Việt Nam
HGĐT - Ngày 23.4, UBND tỉnh làm việc với Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, lãnh đạo Tổng Công ty Giấy; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh…
23/04/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.