Xín Mần đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm

08:10, 17/04/2014

HGĐT- Những năm trước đây, huyện Xín Mần chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa phát triển theo hướng hàng hóa. Trong khi đó, Xín Mần là huyện có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc; tiềm năng để phát triển chăn nuôi còn rất lớn trên địa bàn 19 xã, thị trấn trong huyện.


Tuy có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng nhận thức của một số hộ dân về việc xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa thì vẫn chưa được quan tâm; tuy đã được hình thành nhưng các chủ trang trại vẫn còn thiếu về kiến thức chăn nuôi cũng như các biện pháp kỹ thuật. Vì vậy, năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi thấp. Đàn gia súc chủ yếu là giống địa phương nên tầm vóc nhỏ, khả năng tăng trọng chậm, hạn chế đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.


Từ thực tế trên, việc đầu tư cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương, từng bước đưa vào các giống lợn ngoại thuần vào chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá là vấn đề cần thiết để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện trong những tiếp theo. Thời gian qua, ngành chăn nuôi của huyện đã có nhiều chương trình, giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy chăn nuôi phát triển và nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực, tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, chất lượng đàn ngày càng được cải thiện. Cùng với đó, thông qua sự hỗ trợ từ những chương trình, dự án; chương trình tuyển chọn trâu, bò đực giống đã được triển khai ở một số xã theo đúng định hướng phát triển chăn nuôi của UBND huyện Xín Mần giai đoạn 2011 - 2015 đề ra: “Thực hiện chương trình cải tạo đàn gia súc, nhằm nâng cao chất lượng vật nuôi, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò tại chuồng, phát triển mạnh chăn nuôi gia súc. Đưa tỷ trọng chăn nuôi năm 2015 đạt 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp”. Chính nhờ những giải pháp đồng bộ, thiết thực thể hiện theo đúng định hướng đã đề ra. Chăn nuôi của huyện trong những năm qua có nhiều chuyển biến nhưng tốc độ phát triển, tăng số lượng đàn gia súc qua các năm dù chậm nhưng ổn định. Theo số liệu thống kê, năm 2010, đàn trâu toàn huyện có gần 15.000 con; đàn bò trên 9.000 con. Chương trình tuyển chọn và duy trì đàn trâu, bò đực giống, Chương trình thiến bò của dự án DPPR trên địa bàn huyện được triển khai từ năm 2006 - 2010 bước đầu đã đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Ngoài ra, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi như chương trình vỗ béo bò; ủ rơm bằng chế phẩm; phát triển trồng cỏ để chăn nuôi bò tại chuồng được triển khai rộng ở nhiều địa phương, được đông đảo nhân dân hưởng ứng, ý thức của người dân được nâng lên, tập quán chăn nuôi từng bước thay đổi. Nhờ đó, qua chương trình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò đã được các cấp, các ngành quan tâm thông qua các chương trình, như: Chương trình chuyển đổi 1 vạn ha đất sản xuất có hiệu quả thấp sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi; Chương trình nông nghiệp trọng tâm; Chương trình 135/CP; Chương trình dự án DPPR; Chương trình 30a và chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH... Các chương trình nhìn chung đã mang lại hiệu quả tốt đã góp phần lớn trong phát triển chăn nuôi. Diện tích cỏ trồng mới hàng năm trên địa bàn huyện không ngừng được mở rộng từ diện tích 200ha năm 2006 tăng lên 1.050 ha năm 2010. Qua thực tế tại thị trấn Cốc Pài cho thấy, gia đình ông Trương Hồng Sơn, năm 2013 xuất ra thị trường được 35 tấn lợn hơi, tương đương 1,3 tỷ đồng; hộ bà Đinh Thị Hải, xuất ra thị trường 26 tấn lợn hơi, tương đương trên 1 tỷ đồng... Ngoài ra UBND thị trấn Cốc Pài còn trú trọng đến các mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê thịt như: Mô hình chăn nuôi 5 con trâu phục vụ cho sản xuất của gia đình Ông Vương Đức Nam với giá trị 100 triệu đồng; mô hình nuôi 20 bò con thịt của hộ ông Hoàng Sào Ngán tổng giá trị lên đến 165 triệu đồng...

Trong thời gian tới, cùng với việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, chuyển từ phương thức chăn thả sang nuôi tập trung, nuôi nhốt để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên 35% vào năm 2015, phấn đấu hàng năm đưa tổng đàn gia súc tăng 8-8,5% và theo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, tổng đàn gia súc trên toàn huyện đạt 132.456 con, tăng 50.315 con so với năm 2010. Để huyện Xín Mần đạt được mục tiêu tăng tổng đàn theo kế hoạch đề ra, rất cần tiếp tục có sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, sự ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đối với các cá nhân, tập thể đầu tư chăn nuôi trâu bò sinh sản, xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung.


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm “nghẽn” PCI đang được khơi thông
HGĐT- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 của tỉnh ta tăng 5 hạng, xếp thứ 48/63, vượt qua các địa phương như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La... Kết quả trên khẳng định quyết tâm khơi thông “điểm nghẽn” PCI của tỉnh đề ra cách đây 2 năm đã, đang phát huy hiệu quả.
29/03/2014
Xây dựng kế hoạch kiểu... “đếm cua trong lỗ” (!)
HGĐT- Hàng loạt chỉ tiêu trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất điện, giấy, bột giấy, xi măng, lắp ráp ô tô, chế biến chè, quặng chì - kẽm, ăngtimon... sẽ không đạt mục tiêu đề ra vào năm 2015. Điều này cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch, dự báo tình hình, quản lý Nhà nước của ngành chuyên môn có vấn đề, vẫn mang nặng tư duy lối mòn và thích “đếm cua trong lỗ”!
27/03/2014
Phát triển kinh tế rừng ở xã Quang Minh
HGĐT- Quang Minh là xã vùng thấp của huyện Bắc Quang, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, đồi núi thấp, địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 5.015 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.258,3 ha, đất lâm nghiệp 2.394,3 ha, đất phi nông nghiệp là 449,4 ha, còn lại là các loại đất khác. Toàn xã có 20 thôn, bản với hơn
27/03/2014
Coi trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
HGĐT- Trong điều kiện tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư của Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế thì nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển. Xác định rõ điều đó, nhiều năm qua, tỉnh ta trân trọng và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA kết hợp với các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển KT-XH.
27/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.