Đẹp - giàu Quyết Tiến

15:59, 30/04/2014

HGĐT- Xuất phát điểm là một xã thuần nông bộn bề những khó khăn, thế nhưng bằng các giải pháp đột phá, tận dụng lợi thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) đang đổi thay từ cơ sở hạ tầng đến chất lượng cuộc sống. Những ngôi nhà khang trang, hiện đại ngày càng nhiều, những cánh đồng xanh ngát quanh năm, chợ phiên nhộn nhịp, tấp nập mua bán... Quyết Tiến đang khoác lên mình chiếc “áo mới”.



Ông Vàng Páng Sèng, thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến, đang chăm sóc trâu vỗ béo.

Chúng tôi có dịp được tham gia buổi gặp mặt những người có chí làm giàu trên địa bàn do UBND xã Quyết Tiến tổ chức. Đây là diễn đàn, là nơi gặp gỡ của những người dân cần cù, chăm chỉ làm ăn với ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Buổi gặp mặt càng sôi nổi và thiết thực hơn khi mọi người cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, buôn bán, giúp đỡ nhau thoát nghèo; không hề e dè khi sẻ chia những “bí mật” làm ăn, bởi những người nông dân chân chất này quan niệm: Buôn có bạn bán có phường, giúp người cũng là giúp mình. Đây cũng là dịp để cán bộ xã tuyên truyền, động viên khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, trao đổi những kinh nghiệm và cây con giống; đồng thời tìm ra hướng đi mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.


Như hiểu được sự ngạc nhiên của khách, đồng chí Trần Đức Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Hiện nay, ở xã này đã xuất hiện ngày càng nhiều nhóm hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi như: nhóm hộ trồng cây lương thực, nhóm trồng rau, chăn nuôi lợn thịt, kinh doanh dịch vụ, nhóm lao động tại địa phương, nhóm kinh tế tập thể (hợp tác xã và doanh nghiệp) trong các nhóm này đã có nhiều hộ nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, chuyện nông dân quyết chí làm giàu không còn là chuyện hiếm”.


Với đặc thù của vùng đất rẻo cao này, nông nghiệp vẫn là thế mạnh hàng đầu, đời sống và thu nhập của nhân dân xã Quyết Tiến chủ yếu vẫn làtrồng rau và hoa, các ngành nghề kinh doanh khác như dịch vụ, thương mại chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn rộng, nhưng nhiều năm trước, do trình độ canh tác lạc hậu dẫn đến các mô hình sản xuất của bà con vẫn còn manh mún, chủ yếu theo hướng tự cung, tự cấp, rất ít gia đình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá. Có lẽ sự đổi thay mạnh mẽ, toàn diện nhất của Quyết Tiến chỉ bắt đầu khi triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện, Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các thôn tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM bằng những việc làm cụ thể, tạo nền tảng cho những năm tiếp theo. Trong phát triển kinh tế, xã tăng cường công tác đào tạo nghề, phân công lại lực lượng lao động nông thôn, quan tâm đến ngành nghề truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa như: trồng ngô lai, lúa lai, trồng rau chất lượng cao, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau trái vụ, cây dược liệu, nuôi lợn hàng hóa, nuôi trâu, bò vỗ béo... Hiện nay xã đã hình thành vùng chuyên canh sản suất rau, nâng giá trị 1 ha đất canh tác lên trên 200.000.000 đồng mỗi năm (thu nhập bình quân đầu người trồng rau 4,5 triệu đồng/tháng). Ngoài ra xã còn vận động ngời dân phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, tập trung chăn nuôi lợn thịt và hiện nay toàn xã có trên 100 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con trở lên, có hộ thu nhập trên 50 triệu đồng/năm... tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năng, bình quân lương thực 1.134 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 13,7 triệu/đồng/năm.


Để minh chứng cho những “lý thuyết” bên ấm trà, đồng chí Bí thư cởi mở dẫn chúng tôi đến thôn Vĩnh Tiến trên con đường làng đã được bê tông hóa. Gần chục phút chạy xe, những ngôi nhà khang trang mới xây của thôn đã hiện lên trước mắt. Trên cánh đồng, bà con nông dân đang chăm sóc cây rau trái vụ với những gương mặt rạng rỡ.Vĩnh Tiến được coi là thôn có nhiều gia đình giàu có nhất xã nhờ việc chuyển đổi thành công các mô hình kinh tế hiệu quả. Gia đình bà Vũ Thị Châm là một trong những người trồng rau nhiều nhất thôn.Thấy khách đến nhà, bà Châm hồ hởi dừng tay pha nước mời khách. Bà kể: Để có được những ruộng rau tươi tốt quanh năm, gia đình bà đã trải qua nhiều khó khăn, vốn là người miền xuôi, ông bà lập nghiệp ở đây từ năm 1968 theo diện xây dựng kinh tế mới. Sau bao năm vất vả giờ đây công việc trồng rau đã đã mang lại cuộc sống ổn định và khá giả cho gia đình. Gần đây, gia đình bà mạnh dạn trồng thêm rau trái vụ như: Bắp cải, su hào, cà chua, cải đông dư. Mỗi năm gia đình thu từ trồng rau, nuôi lợn cũng được trên 100 triệu đồng... Bà chia sẻ: “Nghề làm nông nghiệp thì phải cần cù, nhưng quan trọng hơn vẫn là sự định hướng của lãnh đạo địa phương. Việc phát triển vùng chuyên canh rau hàng hóa đã khẳng định được hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương chúng tôi”. 


Đến thôn Bó Lách, chúng tôi gặp ông Vàng Páng Sèng là người thành công với mô hình nuôi trâu vỗ béo, đúng lúc ông đang chăm sóc 2 con trâuđã mua về được 3 tháng, ông khoe: Nuôi trâu vỗ béo không vất vả, lại còn tận dụng được sản phẩm phụ để chăn nuôi, thời kỳ cây cỏ phát triển, trong chuồng lúc nào cũng có 5 – 6 con trâu. Nhưng nuôi trâu cũng phải có kinh nghiệm chọn những con trâu gầy vừa phải để vỗ, mỗi đợt vỗ béo có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Ông kể: 2 năm trước ông mua 1 con trâu với giá 19 triệu đồng, sau 16 tháng vỗ béo ông bán được 53 triệu đồng. Kinh nghiệm đúc kết nhiều năm từ thực tế cộng với sự nhạy bén về kỹ thuật nuôi nuôi trâu vỗ béo, đã tạo cho ông uy tín và niềm tin với khách hàng. Những lứa trâu ông nuôikhông đủ cung cấp ra thị trường. Hiện nay thu nhập bình quân trừ chi phí đạt trên 200 triệu đồng/năm...

Mỗi người một cách thức làm ăn khác nhau; nhưng chúng tôi dễ dàng cảm nhận rằng người dân nơi đây đều quyết chí làm giàu trên chính những diện tích đất của quê hương; bằng sức lực và ý chí của mình, họ đang biến những vùng đất bạc màu thành những cánh đồng xanh mát mắt.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiên Yên chú trọng phòng trừ dịch bệnh trong phát triển chăn nuôi
HGĐT- Xã Tiên Yên (Quang Bình) là một trong những xã có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh của huyện nên công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm rất được trú trọng. Vì vậy từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra các dịch bệnh; phong trào chăn nuôi luôn được duy trì và phát triển, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
30/04/2014
Mô hình trồng Tống quán sủ gắn Thảo quả ở Xín Mần
HGĐT- Trong những năm qua, huyện Xín Mần đã triển khai nhiều mô hình hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân như: Mô hình trồng ngô hàng hóa; mô hình trồng và chế biến chè; mô hình phát triển cây dong riềng... Mỗi mô hình đều mang lại những lợi ích riêng biệt cho bà con nhân dân. Tuy nhiên với mô hình trồng Tống quán sủ gắn với Thảo quả mới được triển khai ở Xín
30/04/2014
Xín Mần, thoát nghèo từ phát triển cây trồng thế mạnh
HGĐT - Chương trình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất tập trung gắn hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích là
25/04/2014
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Giang Hội nghị tri ân khách hàng
HGĐT - Chiều ngày 23.4, Chi nhánh ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Giang (TMCP) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2014. Đến dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo đại diện Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Đảng ủy khối doanh nghiệp; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố và 188 khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng trong
25/04/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.