Chăn nuôi ở Pả Vi trước nguy cơ thiếu cỏ

07:55, 16/04/2014

HGĐT- Đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong thời gian vừa qua đã làm thiệt hại 50 ha trong tổng số 250 ha cỏ chăn nuôi của xã Pả Vi (Mèo Vạc). Những hộ dân sinh sống và phát triển kinh tế bằng việc trồng cỏ và chăn nuôi bò hàng hóa ở đây đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn thức ăn cho bò trong thời gian gần kề.


Pả Vi được biết đến là một trong những xã phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò hàng hóa chủ lực của huyện Mèo Vạc. Hiện nay, toàn xã có hơn 1.000 con bò, do đó luôn cần nguồn cỏ chăn nuôi đảm bảo cung cấp thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, ảnh hưởng xấu của thời tiết đã làm táp lá và chết 1/5 diện tích trồng cỏ chăn nuôi của xã, chủ yếu là diện tích cỏ thuộc thôn Pả Vi Thượng và Pả Vi Hạ. Nông dân ở đây đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn thức ăn cho bò trong thời gian tới. Gia đình bác Vương Minh Tuấn, xóm Pả Vi Thượng là một trong những hộ tích cực mở rộng diện tích cỏ chăn nuôi bằng việc chuyển đổi diện tích đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ để phát triển đàn gia súc. Từ năm 2001-2010, gia đình bác lúc nào cũng duy trì nuôi từ 9-10 con bò. Hiện nay, diện tích cỏ chăn nuôi của gia đình được gần 4ha, đảm bảo thức ăn cho 6 con bò, trị giá hàng trăm triệu đồng. Do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên cỏ trồng chăn nuôi của gia đình bác đã bị táp lá và chết gần như toàn bộ. “Hiện giờ vẫn đủ thức ăn cho bò nhưng thời gian tới thì tôi cũng chưa biết tính thế nào nữa, khéo đành phải bán bớt bò thôi. Hy vọng chính quyền có biện pháp hỗ trợ giúp bà con chúng tôi ”, bác Tuấn chia sẻ.



Thức ăn của bò hiện tại là cỏ khô ngâm nước muối trộn cỏ tươi thái nhỏ.

Cũng chung hoàn cảnh, nhiều hộ gia đình ở Pả Vi do diện tích trồng cỏ chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, không đủ nguồn thức ăn nên đã phải bán bớt bò đi. Ông Ly Mí Ná, Trưởng thôn Pả Vi Hạ cho biết: “Nhà tôi trồng 2ha cỏ chăn nuôi thì đều bị chết gần hết trong thời gian vừa qua. Nhà có 6 lao động, mỗi ngày phải có 2 người đi cắt cỏ trên núi về trộn chung với cỏ khô cho bò ăn. Trong nhà nuôi 4 con bò cũng vừa mới bán đi 2 con, nhưng với nguồn cỏ hiện nay thì trong thời gian tới tôi cũng chưa có dự định mua thêm bò nữa”.Phát triển chăn nuôi bò, dê hàng hóa gắn với trồng cỏ chăn nuôi là hướng đi “đột phá” trong công tác xóa đói giảm nghèo của Mèo Vạc nói chung và ở Pả Vi nói riêng. Do đó, với diện tích cỏ chăn nuôi bị thiệt hại như hiện nay đang gây khó khăn lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc đàn gia súc ở địa phương. Trước tình hình đó, chính quyền xã Pả Vi đã đưa ra những giải pháp bước đầu, hỗ trợ bà con nông dân. Đồng chí Dương Văn Phong, Chủ tịch xã cho biết: “Thời tiết xấu nên diện tích trồng cỏ chăn nuôi của cả xã thiệt hại rất lớn. Trước mắt, xã đã cử cán bộ hướng dẫn bà con phương pháp xử lý cỏ khô. Do gia súc không quen với thức ăn ủ chua nên chúng tôi hướng dẫn bà con phương pháp ngâm cỏ khô trong nước muối, sau đó thái và trộn với cỏ tươi cho gia súc ăn dần. Đối với cỏ trồng bị táp lá thì chỉ cần cắt phần đó đi là cây vẫn sống và phát triển bình thường. Còn cỏ bị chết hẳn thì bà con phải cày hết gốc và để ráo đất từ một đến hai tháng mới trồng mầm cỏ mới vào được. Đồng thời, xã đang thống kê diện tích cỏ bị chết để hỗ trợ bà con giống và phân bón để phục hồi và trồng mới cỏ chăn nuôi cho gia súc trong thời gian tới đây”.


Có thể thấy, việc hồi phục và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi cho gia súc có thể thực hiện nhưng cũng tốn khá nhiều thời gian. Trong khoảng thời gian đó nguy cơ thiếu thức ăn chăn nuôi đang là nỗi lo của đông đảo bà con nông dân xã Pả Vi.


YÊN VŨ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm “nghẽn” PCI đang được khơi thông
HGĐT- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 của tỉnh ta tăng 5 hạng, xếp thứ 48/63, vượt qua các địa phương như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La... Kết quả trên khẳng định quyết tâm khơi thông “điểm nghẽn” PCI của tỉnh đề ra cách đây 2 năm đã, đang phát huy hiệu quả.
29/03/2014
Xây dựng kế hoạch kiểu... “đếm cua trong lỗ” (!)
HGĐT- Hàng loạt chỉ tiêu trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất điện, giấy, bột giấy, xi măng, lắp ráp ô tô, chế biến chè, quặng chì - kẽm, ăngtimon... sẽ không đạt mục tiêu đề ra vào năm 2015. Điều này cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch, dự báo tình hình, quản lý Nhà nước của ngành chuyên môn có vấn đề, vẫn mang nặng tư duy lối mòn và thích “đếm cua trong lỗ”!
27/03/2014
Coi trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
HGĐT- Trong điều kiện tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư của Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế thì nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển. Xác định rõ điều đó, nhiều năm qua, tỉnh ta trân trọng và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA kết hợp với các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển KT-XH.
27/03/2014
Phát triển kinh tế rừng ở xã Quang Minh
HGĐT- Quang Minh là xã vùng thấp của huyện Bắc Quang, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, đồi núi thấp, địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 5.015 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.258,3 ha, đất lâm nghiệp 2.394,3 ha, đất phi nông nghiệp là 449,4 ha, còn lại là các loại đất khác. Toàn xã có 20 thôn, bản với hơn
27/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.