“Bắt mạch” tư duy sản xuất của nông dân Bắc Mê

11:19, 23/04/2014

HGĐT - Những mô hình sản xuất nông nghiệp mới trên địa bàn huyện Bắc Mê tuy chưa thể so sánh về quy mô, hiệu quả kinh tế với mô hình ở các huyện vùng thấp, nhưng ở một địa phương mà tư duy sản xuất của người dân được đánh giá là trì trệ, bảo thủ nhất từ bao đời nay như Bắc Mê thì thành quả ấy là điều đáng ghi nhận.


Những năm qua, với tâm huyết của những người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền địa phương, mong muốn tìm hướng đi mới giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, huyện Bắc Mê đã có nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về tăng cường chuyển đổi mùa vụ, dần đưa cây vụ Đông trở thành cây trồng chính; đầu tư KHKT, thực hiện thâm canh; tăng hệ số sử dụng đất...UBND huyện đã thành lập BCĐ sản xuất, phân công cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với các xã tuyên truyền vận động người dân tích cực cày ải ngay sau khi thu hoạch xong lúa vụ mùa để chủ động chuẩn bị đất gieo cấy vụ Xuân; nỗ lực gieo cấy đúng khung mùa vụ đảm bảo thời gian cho sản xuất vụ Đông; cung ứng giống, phân bón, vật tư; tăng cường tu sửa, nạo vét kênh mương đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; ưu tiên phát triển các vùng cây trồng tập trung theo hướng hàng hóa; thực hiện nhiều mô hình sản xuất thí điểm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, hình thành tập quán sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Vụ Xuân 2014, Bắc Mê gieo cấy 720 ha lúa, 4.500 ha ngô, 802 ha lạc, 1.050 ha đậu tương, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu năm và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về nông nghiệp.

 

Ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong việc chỉ đạo thực hiện sản xuất, tuy nhiên, thực tế cho thấy, tư duy sản xuất bảo thủ, trì trệ của người dân vẫn còn hiện hữu. Minh chứng là vào những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có mặt tại cánh đồng lúa thôn Nà Xá (Yên Định) khi đoàn công tác của UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông - xuân và mô hình thí điểm chuyển đổi mùa vụ trên địa bàn huyện. Mặc dù được chủ động cày ải, chuẩn bị đất từ trước Tết Nguyên đán, nhưng thời điểm mà những ruộng lúa của vùng đất Vị Xuyên, Bắc Quang đang vào thì con gái, thì tại đây người nông dân vẫn mải mê làm đất, cấy lúa mặc cho khung thời vụ đã qua từ lâu. Được biết, Nà Xá là thôn được triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu vài năm trước đây theo chủ trương của tỉnh, cũng là thôn điểm xây dựng Nông thôn mới của xã điểm Yên Định, vậy nhưng đến nay, tư duy sản xuất của người dân Nà Xá vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.

 

Trì trệ sản xuất mùa vụ là điều mà Bắc Mê được các “quan trên” nhắc nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Cải thiện tình trạng này, năm 2014, huyện Bắc Mê phối hợp với Sở NN&PTNT, Viện KHKT miền núi phía Bắc triển khai thực hiện 3 mô hình thí điểm chuyển đổi khung thời vụ: Mô hình Lúa xuân – Lúa mùa – cây vụ Đông tại thôn Nà Cau (Minh Ngọc) và Nà Pâu (Lạc Nông); ngô xuân – lúa mùa – cây vụ Đông tại thôn Khâu Nhòa (Giáp Trung); phối hợp với Công ty cổ phẩn BVTV An Giang và Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức khảo nghiệm các loại giống ngô mới. Trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng sản xuất tập trung như: Rau, quả các loại ở Yên Phong, Phú Nam, cây hoa hồi ở Đườngm, cây ngô ở Yên Định, chăn nuôi ở Minh Sơn, thị trấn Yên Phú, đậu tương ở Đường Hồng, trồng rừng kinh tế ở Yên Cường... tuy chưa lớn về quy mô, giá trị kinh tế nhưng bước đầu cho thấy sự chủ động của người nông dân trong sản xuất.

 

Nói về mô hình chuyển đổi mùa vụ ở thôn Nà Pâu, đồng chí Đỗ Ngọc Triệu, Bí thư Đảng ủy xã Lạc Nông cho biết: Với diện tích 3ha, 14 hộ dân tham gia thực hiện mô hình chuyển đổi mùa vụđều tích cực hưởng ứng; Tổ hợp tác của thôn đã cung ứng giống, phân bón cho người dân sản xuất, trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng; người dân sẽ hoàn trả lại tiền giống, phân bón cho tổ ngay khi thu hoạch mùa vụ”. Thực hiện mô hình này chính là người nông dân Bắc Mê đang bắt kịp với phương thức làm ăn đầu tư có thu hồi theo chủ trương của tỉnh.

 

Thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất cũ đã ăn sâu vào nếp nghĩ của một tầng lớp là điều không thể thực hiện ngay trong “một sớm một chiều”; nhưng với chủ trương, chính sách đúng đắn, khuyến khích người nông dân yên tâm và tích cực sản xuất, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa cao, giúp người dân nhanh chóng vươn lên thoát nghèo, hy vọng một luồng sinh khí mới đang ngập tràn trên những cánh đồng quê Bắc Mê.

 

                                                      Bài, ảnh: SÔNG GÂM

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Khang làm việc tại Sở Công thương
HGĐT- Ngày 22.4, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Phó Bí thư Tỉnh ủy có buổi làm việc với Sở Công thương, nhằm nắm tình hình hoạt động, công tác tham mưu, quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực được giao; việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh...
22/04/2014
Hai giáo viên trường xã Niêm Sơn thu nhập từ tăng gia hơn 100 triệu đồng
HGĐT- Theo chân đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện Mèo Vạc đến kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên (GV), học sinh (HS) của 3 đơn vị trường học xã Niêm Sơn, tôi hết sức ngạc nhiên khi được thầy giáo Phạm Văn Hoàn, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Niêm Sơn, giới thiệu về mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) của GV nhà trường.
22/04/2014
Hội nghị trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp
HGĐT - Sáng 18.4, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và các đề án, phương án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và giải pháp thực hiện năm 2014. Tại điểm cầu Hà Giang có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.
18/04/2014
Họp Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh quý I.2014
HGĐT - Ngày 17.4, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh họp giao ban quý I.2014. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện chủ trì. Cùng dự có các thành viên Ban đại diện, các tổ chức đoàn thể của tỉnh.
17/04/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.