Tổ hợp tác sản xuất nông – lâm nghiệp thôn bản:

Giúp người dân yên tâm sản xuất

08:21, 12/03/2014

HGĐT- Xuất phát từ thực tế, người dân thường có thói quen sản xuất theo hướng nhỏ lẻ, manh mún tại các hộ, dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thường không cao, giá trị sản xuất theo hướng hàng hóa hạn chế. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ hợp tác sản xuất (THTSX) nông, lâm nghiệp thôn bản, huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng Kế hoạch triển khai phương án nâng cao chất lượng họp thôn gắn tổ chức lại sản xuất theo phương châm: Tổ chức sản xuất trên khu vực liền khu, liền khoảnh, có lịch gieo trồng cụ thể nhằm khắc phục dần tình trạng sản xuất manh mún, thiếu tính tập thể, tính liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất.



Tổ hợp tác sản xuất trồng ngô, đậu tương hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế.


Chúng tôi có dịp đến thăm THTSX ở thôn Coóc Coọc, xã Sán Sả Hồ (Hoàng Su Phì), được cảm nhận không khí rộn ràng vào mùa của người dân nơi đây. Thôn Coóc Coọc nằm cách trung tâm xã gần 5 km, có điều kiện tự nhiên cũng như lợi thế phát triển sản xuất hàng hóa. Từ tháng 11.2013, thôn được xã chọn làm điểm để triển khai thực hiện THTSX nông nghiệp. Qua tổ chức họp thôn triển khai nội dung đã được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hình thành được 2 THTSX dựa trên nhu cầu thực tế và sở thích mà các hộ đăng ký tham gia. Một Tổ sản xuất trồng ngô, đậu tương với sự tham gia của 16 hộ, đăng ký trồng 4 ha; Tổ còn lại trồng lúa với 26 hộ tham gia, đăng ký trồng 5 ha; các Tổ được hỗ trợ vốn mua giống, phân bón. Hình thức hỗ trợ có bảo toàn nguồn vốn, sau khi thu hoạch sản phẩm người dân trả lại số tiền mình đã được vay. Anh Lù Ngọc Ngương, Bí thư Chi bộ thôn Coóc Coọc, đồng thời là Tổ trưởng THTSX chia sẻ: Với vai trò Tổ trưởng do người dân tín nhiệm bầu tôi cùng một Tổ phó có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc mọi người thực hiện các công việc theo nội dung đã đăng ký. Đồng thời, huy động mọi người phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau từ khâu làm đất, chăm sóc cây trồng đến khi thu hoạch. Hàng tháng Tổ trưởng tổng hợp kết quả thực hiện của các nhóm để báo cáo tại mỗi cuộc họp thôn.


Nói về lợi ích của mô hình THTSX, đồng chí Phan Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã cho biết: THTSX nhằm tạo ra vùng hàng hóa tập trung, đồng nhất trong sản xuất, đó là: Mọi người trong thôn, bản có thể thực hiện cùng giống, cùng làm đất, cùng gieo trồng, cùng chăm sóc cây trồng thâm canh theo đúng kỹ thuật và cùng thu hoạch. Qua triển khai như vậy sẽ hạn chế được bệnh hại, tăng năng suất cây trồng và bước đầu hình thành vùng sản xuất lớn theo hình thức sản xuất hàng hóa... Bên cạnh đó, mô hình còn tạo điều kiện cho các hộ còn thiếu kinh nghiệm sản xuất được học tập thực tế từ các hộ khác trong Tổ thông qua quá trình cùng thực hiện sản xuất trên đồng ruộng; thuận lợi cho việc hướng dẫn kỹ thuật để người dân áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa; đảm bảo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng Nông thôn mới theo quy hoạch. Cũng theo anh Tùng, điều quan trọng khi người dân tham gia THTSX sẽ được tập huấn, tư vấn về kỹ thuật; có cơ hội được trao đổi, tiếp nhận thông tin thị trường, giá cả, tham quan, học tập các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; trong quá trình sản xuất, các hộ tham gia THT, các Nhóm sản xuất vừa phát huy được cây trồng theo sở thích của mình lại vừa được hỗ trợ giá, lãi suất theo mức quy định đối với từng loài giống vật nuôi. Nếu bị thiệt hại, mất mùa do thiên tai sẽ được xem xét hỗ trợ theo quy định của Nhà nước... giúp người dân yên tâm sản xuất.


Qua thực tế sản xuất và cuộc sống, hình thức THTSX và Nhóm sở thích thu hút được sự tham gia của nhiều hộ nông dân. Mô hình THTSX nông nghiệp ở thôn Coóc Coọc đi vào hoạt động và bước đầu có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chương trình đã thực sự khuyến khích người dân tích cực lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.


TIẾN LÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Việt Nam không công nhận Bitcoin
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
28/02/2014
Đánh giá công tác vận động, quản lý, sử dụng vốn ODA năm 2013
HGĐT- Chiều 26.2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA năm 2013 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban vận động ODA tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành chức năng và 11 huyện, thành của tỉnh.
27/02/2014
Chính sách chi trả DVMTR giúp cải thiện đời sống chủ rừng cung ứng dịch vụ
HGĐT- Năm 2012, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được thành lập nhằm nhận ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của các tổ chức, doanh nghiệp cho chủ rừng cung ứng dịch vụ. Đây là chính sách mới, có tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng... Xung quanh việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, phóng viên Báo Hà Giang đã
12/03/2014
Vị Xuyên quyết tâm thực hiện thành công Đề án 50 ha cây chanh leo
HGĐT- Cây Chanh leo hay còn gọi là cây Chanh dây, cây Lạc tiên, cây Mác mác, có tên khoa học là Passiflora L, được người dân ở Vị Xuyên trồng từ rất lâu đời để làm cảnh, tạo bóng mát hoặc kinh doanh với hình thức nhỏ. Cây Chanh leo là cây ăn quả nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện. Nhận được sự phối hợp của Công
11/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.