Sản xuất vật liệu xây dựng cần quy hoạch để phát triển, đáp ứng nhu cầu xây dựng

08:39, 10/03/2014

HGĐT- Do nhiều nguyên nhân như đường xá vận chuyển khó khăn, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) không nhiều, không đa dạng, khối lượng sản xuất thấp..., nên Hà Giang có lẽ là một trong những địa phương có giá cả VLXD thuộc diện đắt đỏ nhất cả nước. Khi ngành sản xuất VLXD còn nhỏ hẹp, chưa có quy hoạch phát triển, giá cả VLXD đắt đỏ, đó là nguyên nhân chính khiến cho việc xây dựng một công trình, đặc biệt ở các huyện vùng cao trở nên rất tốn kém.


Theo báo cáo của tỉnh, hiện nay về sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh ta có 1 nhà máy sản xuất xi măng; sản xuất VLXD thông thường có 20 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, 59 dây truyền sản xuất gạch xi măng – cốt liệu (gạch block); toàn tỉnh có 87 cơ sở khai thác, chế biến đá vôi làm VLXD thông thường, 54 cơ sở cung cấp cát xây dựng... Trên địa bàn tỉnh ta không có cơ sở sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát nhân tạo, các loại vật liệu ốp lát có những tính năng đặc biệt, vật liệu hợp kim nhôm, nhựa, thạch cao, vật liệu composite, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu lợp... Trước nhu cầu về VLXD không ngừng gia tăng ở tỉnh ta thì quy mô, khối lượng sản xuất, giá cả cung ứng các VLXD trên địa bàn vẫn là điều khó khăn, chăn trở từ cơ quan quản lý lĩnh vực này đến mỗi tổ chức, cá nhân...


Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Quản lý xây dựng – VLXD, Sở Xây dựng cho biết, hiện nay nguồn cung về VLXD thông thường như cát, đá ở tỉnh ta còn gặp những khó khăn do chúng ta đã triển khai quy hoạch, bảo tồn các địa điểm như Cao nguyên đá Đồng Văn và một số di tích, danh lam thắng cảnh ở một số địa phương. Đối với khai thác cát, có những địa điểm có nguy cơ sạt lở không được phép khai thác... Đặc biệt, vấn đề cước vận chuyển VLXD trên địa bàn tỉnh ta là một vấn đề tương đối khó khăn. Có những VLXD do khâu vận chuyển từ các tỉnh khác đến, từ thành phố Hà Gianghay các huyện vùng thấp đi các huyện vùng cao..., làm cho giá thành nhiều loại VLXD bị đội lên từ 4 – 5 lần. Ví dụnhư 1 khối cát vàng ở tại TPHG là 123.000, nhưng khi vận chuyển lên đến Mèo Vạc, giá thành lên đến 750.000đ/khối; gạch tuy nen 2 lỗ tiêu chuẩn ở TPHG là hơn 1.000đ/viên thì lên đến Mèo Vạc là hơn 2.000đ; xi măng Tuyên Quang tại TPHG là 1.120.000/tấn thì lên đến Mèo Vạc là 1.650.000đ/tấn. Từ đó để thấy rằng, việc xây dựng một ngôi nhà ở TPHG đã tốn kém do giá cả VLXD thường cao hơn các tỉnh khác thì việc xây dựng một ngôi nhà ở Mèo Vạc và các huyện vùng cao khác tốn kém như thế nào!. Theo ước tính của ngành Xây dựng, chỉ tính riêng cước vận chuyển xi măng của tỉnh trong 1 năm chi phí lên đến khoảng 100 tỷ đồng.


Để từng bước thúc đẩy phát triển lĩnh vực sản xuất VLXD, đáp ứng nhu cầu xây dựng, đòi hỏi cần phải có những quy hoạch cho lĩnh vực này. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các ngành có liên quan, các địa phương trong tỉnh tham mưu lập Quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường. Qua đó, Sở Xây dựng đã triển khai tham mưu cho tỉnh lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD tỉnh Hà Giang từ 2009 – 2015, có xét đến năm 2020 và các lần điều chỉnh sau đó. Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đã được HĐND tỉnh thông qua trong các năm 2009, 2010 và 2011. Năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng và các ngành liên quan lập, điều chỉnh đồ án Quy hoạch các điểm mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn 2030. Đối với Quy hoạch về phát triển VLXD của tỉnh, hiện nay do nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nên tỉnh ta chưa triển khai lập quy hoạch về lĩnh vực này.


Theo Trưởng Phòng Quản lý xây dựng – VLXD, kỹ sư Nguyễn Thành Nam, để ngành sản xuất VLXD phát triển, cần phải có quy hoạch các điểm mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường và quy hoạch phát triển VLXD. Hiện tại, sản xuất VLXD ở tỉnh ta chủ yếu ở dạng tự phát và nhỏ lẻ. Dó đó, rất cần sự quan tâm, đầu tư của tỉnh cho việc xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch. Từ đó, giúp cho ngành Xây dựng thuận lợi hơn trong công tác quản lý lĩnh vực khai thác, sản xuất VLXD. Đồng thời, Nhà nước cũng sẽ quản lý tốt về nguồn thu từ việc khai thác, sản xuất VLXD, quản lý vấn đề tài nguyên, môi trường, cảnh quan, bảo tồn... Nếu có quy hoạch về phát triển VLXD, chúng ta sẽ xác định được việc phải tập trung vào sản xuất VLXD nào, phát triển ở địa phương nào, đầu tư công suất bao nhiêu, khai thác bao nhiêu lâu và đặc biệt là cung cấp hợp lý cho nhu cầu thị trường...


Huy Ba

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Việt Nam không công nhận Bitcoin
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
28/02/2014
Mèo Vạc vào vụ Xuân
HGĐT- Khi tiết trời ấm áp dần trở lại sau nhiều ngày giá rét cũng là thời điểm những người nông dân nơi miền đá Mèo Vạc đang khẩn trương bước vào vụ sản xuất mới. Trên nương hay dưới cánh đồng lúa đều rộn lên không khí hăng say lao động sản xuất. Dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn đang đặt nhiều kỳ vọng vào một mùa vụ ấm no.
27/02/2014
Đánh giá công tác vận động, quản lý, sử dụng vốn ODA năm 2013
HGĐT- Chiều 26.2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA năm 2013 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban vận động ODA tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành chức năng và 11 huyện, thành của tỉnh.
27/02/2014
Tín hiệu vui từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại Đồng Yên (Bắc Quang)
HGĐT- Thanh long ruột đỏ là cây trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tại tỉnh miền núi như Hà Giang thì cây trồng này còn khá xa lạ với người dân. Thế nhưng với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, anh Đỗ Đức Tuân, thôn An Xuân, xã Đồng Yên (Bắc Quang) đã trồng thử nghiệm thành công cây thanh long ruột đỏ và bước đầu đã mang
26/02/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.