Quang Bình tiếp tục hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp cho người dân

17:03, 21/03/2014

HGĐT - Nhằm từng bước thay đổi tư duy nhận thức của cán bộ nhân dân về sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để. Đồng thời nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở xác định rõ các loại cây trồng vật nuôi có thế mạnh, đầu tư có thu hồi sản phẩm để tái đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất hình thức cho không, năm 2014, huyện Quang Bình tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp cho người dân.


Đối với cây lúa, huyện tập trung chỉ đạo theo hướng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, sử dụng các loại giống lúa chất lượng cao đã được khảo nghiệm và sản xuất tại địa bàn huyện với các giống lúa BC15, HT1, HKT99, BG1... Huyện đã quy hoạch diện tích thực hiện 2.000 ha/6.729 ha diện tích lúa cả năm, trong đó vụ Xuân 800 ha, vụ Hè - thu 1.200 ha, tại các xã vùng thấp có diện tích đất lúa lớn và tập trung có khả năng thâm canh như các xã Yên Thành, Tân Bắc, Tân Trịnh, Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Vĩ Thượng, Yên Hà, Hương Sơn và thị trấn Yên Bình. Với cơ chế hỗ trợ 15% giá giống lúa, 50% giá vôi để bón khử chua đất ruộng. Thực hiện chương trình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư bằng hình thức đầu tư bằng phân bón như đạm, ka ly, NPK, sau 4 tháng tiến hành thu hồi, 1kg phân bón quy ra tiền mặt tại thời điểm giao nhận ban đầu. Đối với cây ngô, sản xuất theo hướng thành vùng tập trung, sử dụng các loại giống ngô lai như CP999, CP989, NK4300, MX4, với diện tích500 ha, trong đó vụ Xuân 300 ha, vụ Hè - thu 200 ha, tại các xã vùng thấp của huyện. Với cơ chế hỗ trợ 50% giá giống ngô cho các xã vùng sâu xa để sản xuất vụ Xuân, 15% cho tất cả các xã để sản xuất vụ Hè – thu, 50% giá giống hoặc phân bón hóa học cho các hộ có diện tích lúa bị hạn chuyển đổi sang trồng ngô. Đối với cây lạc, sản xuất theo hướng thành vùng tập trung, với diện tích 500 ha, trong đó vụ Xuân 400 ha, vụ Hè - thu 100 ha, với cơ chế hỗ trợ 50% giá vôi để bón khử chua đất ruộng, 50% giá giống hoặc phân bón hóa học cho các hộ có diện tích lúa bị hạn chuyển đổi sang trồng cây lạc. Đối với cây chè, tập trung theo hướng sản xuất chè hữu cơ, gắn với chế biến nâng cao chất lượng mẫu mã bao bì sản phẩm, thâm canh tăng năng suất, tổ chức trồng mới kết hợp với trồng dặm để bảo đảm mật độ, diện tích tập trung, và sử dụng giống chè Shan tuyết bản địa. Huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch vùng tại các xã Tiên Nguyên, Xuân Minh, Tân Nam, Tân Trịnh, Tân Bắc, Bản Rịa, Yên Thành và thị trấn Yên Bình. Với cơ chế hỗ trợ 70% giá giống trồng mới, dân tự trồng bằng hạt hoặc trồng bằng bầu cho các xã quy hoạch phát triển chè, đồng thời hỗ trợ 100% giá giống chè bầu cho các hộ tại xã Xuân Minh thực hiện sản xuất chè theo hướng VietGap. Đối với cây cam, phát triển theo hướng cải tạo vườn cam già cỗi hiện có để nâng cao năng xuất chất lượng, đi đôi với việc phát triển trồng mới theo quy hoạch, bên cạnh đó hỗ trợ chế phẩm sinh học (phân phun qua lá), phân NPK đầu trâu để bón thúc cho cây cam, quýt. Huyện cũng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng vườn sản xuất cây giống tại chỗ theo phương pháp ghép cành bằng giống cam sành và quýt, với diện tích phục hồi cải tạo 100 ha tại các xã Hương Sơn, Yên Hà, Vĩ Thượng; đồng thời trồng mới 100 ha tại các xã Hương Sơn, Yên Hà, Vĩ Thượng, Tân Trịnh. Huyện có chủ trương xây dựng vườn sản xuất cây giống tại chỗ theo phương pháp ghép cành bằng giống cam sành và quýt, với tổng diện tích quy hoạch trên 1 ha, xây dựng 5 nhà lưới và các công trình phụ trợ... tại xã Hương Sơn và Yên Hà. Đối với vật nuôi như con trâu, huyện có chủ trươngđối với những hộ có đất đai và điều kiện kinh tế định hướng phát triển theo quy mô trang trại, nuôi từ 50 con trở lên, đối với những hộ không có điều kiện nhưng có đất sản xuất nhất thiết phải thực hiện nuôi từ 2 con trở lên. Thực hiện trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi với 300m2 cỏ/con, thực hiện tốt công tác tiêm phòng các loại vắc xin, công tác thú y, công tác bình tuyển trâu đực giống, phòng, chống đói rét cho gia súc vụ Đông. Với cơ chế hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay, thời gian hỗ trợ 36 tháng, quy mô từ 50 đến 100 con, số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 500 triệu đồng. Đối với chăn nuôi lợn, dê, gia cầm, các hộ, doanh nghiệp, Hợp tác xã vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay, thời gian hỗ trợ lãi suất là 12 tháng để đầu tư mua con giống lợn, dê, gia cầm. Ngoài ra huyện cũng có cơ chế chính sách hỗ trợ các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp như nuôi lợn móng cái sinh sản, nuôi o­ng lấy mật, mô hình sản xuất rau an toàn...

 

Có thể nói, với các cơ chế chính sách thiết thực của huyện như hiện nay, người dân Quang Bình yên tâm lao động sản xuất góp phần nâng cao thu nhập từng bước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chỉ số năng lực cạnh tranh 2013 - Hà Giang tăng 5 hạng
HGĐT - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố sáng 20.3. PCI được coi là một trong những thước đo môi trường kinh doanh của các địa phương.
21/03/2014
Cục Y tế dự phòng và chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Từ 16-18.3, Đoàn công tác của Cục Y tế Dự phòng (YTDP) do đồng chí Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục YTDP làm Trưởng đoàn cùng chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do ông TakeshiKasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã có chuyến công tác thị sát và trao đổi về công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) tại tỉnh ta. Tiếp đón và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Y tế,
20/03/2014
CCB Mèo Vạc gắn công tác xây dựng tổ chức Hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế
HGĐT- Những năm qua, bằng sự năng động, sáng tạo trong công tác điều hành, xây dựng, củng cố tổ chức Hội cùng với phát huy bản chất “Anh Bộ đội Cụ Hồ”, các cựu chiến binh (CCB) ở Mèo Vạc đang là một trong những nhân tố gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, XĐGN, góp phần tạo nên diện mạo đổi thay trên vùng đất khó.
20/03/2014
Giữ vững lòng tin với người dân
HGĐT- Trong những năm qua, từ có chiến lược trong chính sách tiếp cận khách hàng, xem khách hàng là trọng tâm, Ngân hàng Nông nghiệp PTNT Vị Xuyên đã đạt nhiều thành công trong công tác huy động nguồn vốn, hỗ trợ ưu đãi vốn vay cho người dân địa bàn.
20/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.