Khởi sắc diện mạo nông nghiệp, nông thôn ở Quản Bạ

17:22, 15/03/2014

HGĐT- Đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là mục tiêu trọng tâm mà ngành Nông nghiệp huyện Quản Bạ hướng tới. Mặc dù đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của một huyện miền núi không thuận lợi để tiến hành quy hoạch dồn điền, đổi thửa trở thành những cánh đồng mẫu lớn như địa phương khác nhưng lại đạt được giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nhờ canh tác hiệu quả.


Nghị quyết và khoa học - kỹ thuật đi cùng nông dân

Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn của một địa phương thuần nông, bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015, huyện Quản Bạ đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Quá nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những khởi sắc, từ sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu đã chuyển dần sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo chủ trương chung của tỉnh, huyện Quản Bạ đã có cơ chế hỗ trợ riêng, đặc thù, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét (đặc biệt là các chương trình hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo); trong đó tập trung đầu tư hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các mô hình sản xuất mới, cải tạo đàn gia súc, chuyển giao KHKT, thâm canh, đưa cơ giới hóa vào sản xuất... Với quyết tâm đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, Phòng NN&PTNT huyện đã tham mưu đưa cán bộ kỹ thuật xuống các cơ sở, tập trung hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp thâm canh các loại cây trồng chủ lực như: Cây ngô lai, lúa, rau đậu các loại. Đối với cây lúa, huyện quyết tâm chủ động về thời vụ, tăng diện tích xuân muộn, mùa sớm, bảo đảm an toàn lương thực, tạo cơ hội phát triển vụ Đông, tạo sản phẩm hàng hóa, thu lợi nhuận, phục vụ tái sản xuất mở rộng. Ngành Nông nghiệp cũng tham mưu xây dựng mô hình cánh đồng mẫu gắn với cơ giới hóa đối với cây ngô và cây lúa, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, giảm chi phí trong sản xuất, tạo hàng hóa chất lượng cao, đúc rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Diện tích cánh đồng mẫu đối với cây ngô 30 ha thực hiện tại xã Thanh Vân cơ cấu giống: NK4300, CP999, NK54, CP989... với 106 hộ tham gia cho năng suất đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 165 tấn. Diện tích cánh đồng mẫu đối với cây lúa 10,47 ha thực hiện tại xã Đông Hà với 59 hộ tham gia, năng suất đạt 59 tạ/ha, sản lượng đạt 61,8 tấn... Huyện còn xây dựng vùng rau chuyên canh, với diện tích 51,63/40 ha, tại xã Quyết Tiến. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng đất để trồng các loại rau ngắn ngày nên quay vòng được nhiều vụ. Giá rau hiện nay không quá thấp nên người trồng vẫn có thu nhập thường xuyên, liên tục. Bà Phương, một hộ nông dân ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến cho biết: “Gia đình trông vào mấy sào rau, hết trồng cải cúc, cải canh rồi lại rau bắp cải, su hào, rau thơm các loại chỉ hơn 40 ngày là cho thu hoạch, mỗi lứa trung bình bà cũng bán được cả triệu đồng chưa kể trồng cà chua, bắp cải, su hào là những giống dài ngày hơn”... Bên cạnh đó, huyện cũng đang cùng với Công ty Bình Minh III mở rộng diện tích cây dược liệu, chuyển đổi từ những diện tích đất lúa, đất màu sang trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao. Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, huyện đã có những chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn gắn với xây dựng bể biogas, thụ tinh bò tạo giống tốt cho đàn gia súc...


Những mô hình mang lại hiệu quả

Thực tế, trên địa bàn huyện Quản Bạ hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả được bắt nguồn từ cơ chế hỗ trợ của huyện như: Mô hình gia đình tiêu biểu chăn nuôi lợn gắn xây dựng NTM; thụ tinh bò nhân tạo; trồng rau chuyên canh ở Quyết Tiến; cây ngô che phủ nilon ở Nghĩa Thuận; cánh đồng mẫu lớn đối với cây ngô, lúa tại Đông Hà, Thanh Vân; mô hình nuôi dê, nuôi chim bồ câu ở xã Thái An; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại phát triển Nông, lâm nghiệp Bình Minh III mở rộng vùng sản xuất rau, hoa và cây dược liệu lên 150 ha ở xã Quyết Tiến... Nhờ quan tâm hỗ trợ người dân đầu tư nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 còn 31,30% .


Ông Cao Xuân Lỉn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quản Bạ, khẳng định: Nhờ có chủ trương đúng và những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã giúp người nông dân thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế gia đình. Bước sang năm nay, huyện đang thí điểm mô hình “Đầu tư, hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp có thu hồi để tái đầu tư cho năm sau” ở 3 xã Quyết Tiến, Đông Hà và Quản Bạ (mỗi mô hình được vay 45 triệu đồng không tính lãi) với hình thức nuôi 20 con lợn thịt, 1 con lợn nái, xây dựng bể bioga và thu hồi vốn sau 2 năm thực hiện...


 
Ở một nơi còn nhiều khó khăn thì việc tìm ra những mô hình phù hợp và nhân rộng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao đang là trăn trở của Quản Bạ. Tuy nhiên để những mô hình này phát triển lâu dài, bền vững thì yếu tố quan trọng đó là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2014, nông nghiệp tiếp tục được kỳ vọng sẽ là chìa khóa thúc đẩy cho nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay, đây chính là cơ hội để người nông dân làm chủ đồng ruộng, tạo ra sản phẩm có giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần làm khởi sắc thêm diện mạo nông thôn.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người Mông ở Thâm Luông làm giàu sau hạ sơn
HGĐT- Sau khi hạ sơn năm 2011 đến nay, được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã thường xuyên quan tâm cùng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và việc lồng ghép hợp lý các chương trình hỗ trợ, vay vốn, xây dựng Nông thôn mới...; 54 hộ dân hạ sơn ở thôn Thâm Luông, xã Du Già (Yên Minh) giờ không còn nghèo, rất nhiều hộ trở thành khá giả.
13/03/2014
Giúp người dân yên tâm sản xuất
HGĐT- Xuất phát từ thực tế, người dân thường có thói quen sản xuất theo hướng nhỏ lẻ, manh mún tại các hộ, dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thường không cao, giá trị sản xuất theo hướng hàng hóa hạn chế. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ hợp tác sản xuất (THTSX) nông, lâm nghiệp thôn bản, huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng Kế hoạch triển khai phương án
12/03/2014
Chính sách chi trả DVMTR giúp cải thiện đời sống chủ rừng cung ứng dịch vụ
HGĐT- Năm 2012, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được thành lập nhằm nhận ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của các tổ chức, doanh nghiệp cho chủ rừng cung ứng dịch vụ. Đây là chính sách mới, có tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng... Xung quanh việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, phóng viên Báo Hà Giang đã
12/03/2014
Cây cao su vững vàng trong giá rét
HGĐT- Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.
11/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.