Điểm “nghẽn” PCI đang được khơi thông

10:06, 29/03/2014

HGĐT- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 của tỉnh ta tăng 5 hạng, xếp thứ 48/63, vượt qua các địa phương như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La. .. Kết quả trên khẳng định quyết tâm khơi thông “điểm nghẽn” PCI của tỉnh đề ra cách đây 2 năm đã, đang phát huy hiệu quả.


Nỗ lực thăng hạng

Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh năm 2013 được giới chuyên gia đánh giá có nhiều biến động, nhiều “ngôi sao” bị rụng đã giành lại thế thượng phong. Sau khi bị rớt hạng xuống vị trí 53 vào năm 2012, PCI 2013 của tỉnh đã lấy lại phong độ, tăng 5 hạng khi các chỉ số thành phần như gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, cải cách hành chính đều ghi điểm ấn tượng. Ngoài những yếu tố trên, PCI 2013 còn bổ sung chỉ số cạnh tranh bình đẳng, nhằm phản ánh yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh bình đẳng - đây là chỉ số mới, khó “ăn điểm”, nhưng tỉnh ta vẫn vượt qua nhiều địa phương thuộc nhóm có nền kinh tế phát triển như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La... giành 55,04 điểm, đứng thứ 48 trong bảng tổng xếp hạng.


   

Phát triển kinh tế cửa khẩu - một trong những lợi thế nâng hạng PCI.

Trong ảnh: Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh triển khai hoạt động XNK hàng hóa.


Kết quả trên là minh chứng sinh động, thể hiện quyết tâm đưa PCI của tỉnh vào vị trí 25-28/63 giai đoạn 2012-2015, số điểm bình quân 58-60. Đồng thời cũng khẳng định nỗ lực khai thông 4 “điểm tắc, nút nghẽn” gồm tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động được lãnh đạo tỉnh đề cập cách đây 2 năm đã phát huy hiệu quả. Ngay từ đầu 2012, tỉnh đã tập trung tháo gỡ, ban hành chương trình hành động cụ thể nâng cao chỉ số PCI, ban hành cơ chế “một cửa liên thông” trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)...


Còn nhớ, tại hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được UBND tỉnh phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức năm 2012, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng: Cần có cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển. Ngoài ra, các ngành, các cấp cần ứng dụng CNTT trong lãnh đạo, quản lý, công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), các dự án thu hút đầu tư theo hình thức BT, BOT; rà soát, bãi bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không phù hợp. Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra cần đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo giữa các đoàn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh... Những ý kiến, chia sẻ đó được tỉnh trân trọng tiếp thu và đang triển khai quyết liệt.


Năm vừa như một mốc son, khẳng định sự đổi mới, đặc biệt tính năng động, sáng tạo trong điều hành và trách nhiệm người đứng đầu phát huy mạnh mẽ. Cải cách hành chính (CCHC) được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hệ thống giao ban trực tuyến giữa tỉnh với các huyện, thành phố vận hành hiệu quả; đầu tư hoàn thiện, đưa vào sử dụng 73 điểm kết nối mạng diện rộng, đảm bảo khả năng liên thông giữa các cơ quan, đơn vị; đổi mới chế độ công vụ, công chức, tăng cường công khai, minh bạch. Các cơ quan Nhà nước đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển.


Với những chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, năm 2013 tỉnh ta vận động, thu hút 11 dự án. Trong đó, 2 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ, 1 dự án được ký kết hiệp định vay vốn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 dự án sử dụng vốn ODA, trong đó có 6 dự án vay vốn Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA, 1 dự án tín dụng hỗn hợp của Chính phủ Đan Mạch, 2 dự án tín dụng của Phần Lan, 1 dự án viện trợ không hoàn lại, 4 dự án tín dụng ADB, 1 dự án của WB. Bên cạnh đó, Sở KH-ĐT Hà Giang và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang đã ký biên bản ghi nhớ trong việc phát triển, liên kết vùng thu hút ODA...


Để PCI tăng hạng bền vững

Sự tăng hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh ta là tín hiệu đáng mừng, nhưng nhìn lại lịch sử các lần xếp hạng cho thấy, chỉ số PCI năm trước tăng cao, năm sau thì tụt hạng thê thảm. Nếu như, năm 2007 tỉnh ta giành được 54,59 điểm, xếp thứ 34/63; năm 2008 được 48,18 điểm, tụt xuống vị trí 45; năm 2009 đạt 58,16 điểm, giành lại vị trí của 2007; năm 2010 đạt 53,94, rớt mạnh xuống vị trí 49; năm 2011 đạt 57,62, vươn lên vị trí 41; năm 2012, PCI rụng hơn chục hạng, xuống hàng 53 và PCI 2013 tăng 5 hạng, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố.

Duy trì đà tăng hạng PCI của tỉnh như kỳ vọng ở mức 25-28/63 tỉnh, thành phố khi sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp còn thấp; công tác tham mưu giúp việc của lãnh đạo một số sở, ngành thụ động, thiếu năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của tỉnh; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp triển khai nhiệm vụ chưa chặt chẽ, thiếu cụ thể, đồng bộ, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở chưa cao; công tác phân cấp, phân quyền của một số ngành, địa phương còn hạn chế, sức ỳ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở còn cao... là việc khó ngang “bắc thang lên hỏi ông trời”.


Tuy nhiên, ngay đầu năm 2014, tỉnh ta thực hiện một loạt các giải pháp quan trọng, mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cũng như nâng hạng PCI đó là sẽ hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời lập danh mục các quy hoạch, dự án thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách, vốn Trái phiếu Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; xúc tiến nâng cấp Quốc lộ 4C... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể CCHC Nhà nước, triển khai thống nhất sử dụng phần mềm V-Office trên toàn tỉnh; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, tác phong, lề lối làm việc, đạo đức cán bộ, công chức...


Những quyết tâm, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hy vọng sẽ tạo môi trường minh bạch, thu hút các nhà đầu tư với mong muốn “Doanh nghiệp phát tài - Hà Giang phát triển”!


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng kế hoạch kiểu... “đếm cua trong lỗ” (!)
HGĐT- Hàng loạt chỉ tiêu trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất điện, giấy, bột giấy, xi măng, lắp ráp ô tô, chế biến chè, quặng chì - kẽm, ăngtimon... sẽ không đạt mục tiêu đề ra vào năm 2015. Điều này cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch, dự báo tình hình, quản lý Nhà nước của ngành chuyên môn có vấn đề, vẫn mang nặng tư duy lối mòn và thích “đếm cua trong lỗ”!
27/03/2014
Coi trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
HGĐT- Trong điều kiện tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư của Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế thì nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển. Xác định rõ điều đó, nhiều năm qua, tỉnh ta trân trọng và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA kết hợp với các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển KT-XH.
27/03/2014
Phát triển kinh tế rừng ở xã Quang Minh
HGĐT- Quang Minh là xã vùng thấp của huyện Bắc Quang, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, đồi núi thấp, địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 5.015 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.258,3 ha, đất lâm nghiệp 2.394,3 ha, đất phi nông nghiệp là 449,4 ha, còn lại là các loại đất khác. Toàn xã có 20 thôn, bản với hơn
27/03/2014
Mô hình cấy mạ tập trung ở Bằng Lang
HGĐT- Cấy mạ tập trung giúp người nông thực hiện 5 cùng theo hướng thâm canh cánh đồng mẫu. Cán bộ khuyến nông xã Bằng Lang (Quang Bình) cho biết: “Lợi ích của cấy mạ tập trung là sản xuất ra cây mạ chắc khỏe, có khả năng chống chịu tốt do được chăm sóc đúng kỹ thuật”.
26/03/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.