Những triệu phú trong phát triển “đầu cơ nghiệp”

08:30, 20/02/2014

HGĐT - Chăn nuôi các loài đại gia súc như trâu, bò, dê, ngựa đang thực sự trở thành thế mạnh, mang lại nguồn thu lớn, giúp người nông dân làm giàu. Nhưng, những loài đại gia súc - “đầu cơ nghiệp” luôn bị đe dọa bởi các yếu tố thời tiết bất lợi, dịch bệnh theo mùa... vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ gia súc phải luôn được coi trọng.


Những triệu phú... trâu

 

Con trâu đã thực sự trở thành “đầu cơ nghiệp” của người nông dân theo đúng nghĩa của nó. Mấy năm gần đây, chăn nuôi các loài đại gia súc có giá trị kinh tế cao như trâu, bò, ngựa, dê... đang được người dân trong tỉnh coi trọng. Từ chính sách khuyến khích của tỉnh, nhận thức của người dân về lợi ích phát triển “đầu cơ nghiệp” có sự đổi mới nên tổng đàn gia súc liên tục tăng, giá trị kinh tế do chăn nuôi mang lại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nông nghiệp. Cũng từ phong trào phát triển đàn đại gia súc, ở các làng quê đang xuất hiện nhiều nông dân triệu phú.



Người dân thôn Hoàng Lao Chải, xã Thàng Tín (Hoàng Su Phì) luôn chú trọng chăm sóc, bảo vệ “đầu cơ nghiệp”
 

Mảnh đất vùng sâu, vùng xa Đồng Tiến (Bắc Quang) ngày nào giờ đã trở thành làng quê “bừng sáng”. Cuộc sống mới đến với người dân nơi đây khi được Nhà nước đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường giao thông, tạo điều kiện để đầu tư chăn nuôi đại gia súc. Khoảng mươi năm trước, Đồng Tiến là vùng quê nghèo “rớt mồng tơi”, nhưng giờ đây đang xuất hiện nhiều “triệu phú chân đất”. Gia đình anh Bùi Tiến Hoài là một trong những hộ điển hình, biết tận dụng lợi thế, vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi trâu rẽ. Cách đây hai, ba mươi năm, anh Hoài đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế rừng theo quy mô trang trại. Khi có chút vốn, anh mở rộng đầu tư chăn nuôi trâu. Thời gian đầu, gia đình cũng chỉ có khoảng mười con, dần dần đàn trâu sinh nở tới vài chục con. Lúc này, anh thực hiện hình thức liên kết với các hộ dân trong thôn, xã nuôi rẽ.

 

Mô hình nuôi trâu rẽ trong dân của anh Hoài đã phát huy hiệu quả, đàn đại gia súc được các gia đình chăm sóc tốt, không mắc bệnh và tăng về số lượng. Trao đổi với chúng tôi, anh Hoài cho biết, có thời điểm đàn trâu của gia đình nuôi rẽ trong dân lên tới 70 con, cuối năm ngoái anh sở hữu trong tay trên dưới 40 con. Bình quân mỗi “đầu cơ nghiệp” hiện có giá 30 triệu đồng, người nông dân Bùi Tiến Hoài đã nắm trong tay tiền tỷ. Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cách làm kinh tế của anh Hoài được người dân đánh giá cao, bởi hình thức nuôi trâu rẽ đã giúp các hộ nghèo có thêm thu nhập.

 

Nông dân Giàng Văn Minh, thôn Tràng Sát, xã Yên Hà (Quang Bình) cũng được bà con nơi đây kính phục khi trở thành tỷ phú ngay trên mảnh đất quê hương. Tận dụng lợi thế đồng đất, ông Minh mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi các loài đại gia súc như trâu, dê, lợn. Hiện nay, ông Minh đang quản lý 35 ha rừng, trong đó có 25 ha được Công ty lâm nghiệp Cầu Ham giao khoán, 10 ha do gia đình nhận đất trồng, sắp đến kỳ thu hoạch. Khoản thu nhập từ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng cũng đủ trang trải cuộc sống, nhưng ông Minh luôn nung nấu ý chí vươn lên làm giàu. Có chút vốn trong tay, ông cần mẫn thực hiện chiến lược đầu tư, nhân rộng đàn trâu theo hình thức nuôi rẽ. Với tính chịu thương, chịu khó, chăm chỉ làm ăn, ông Minh được người dân yêu mến gọi “triệu phú chân đất” khi nắm trong tay vài chục con trâu to, khỏe.

 

Nhận thấy rõ lợi thế khi đầu tư chăn nuôi đại gia súc, những người nông dân sống ở vùng đá núi nhiều hơn đất cũng tích cực trồng cỏ cho trâu, bò ăn. Phong trào chuyển đổi đất trồng cây lương thực kém hiệu quả, sang trồng cỏ chăn nuôi đang được người dân các huyện vùng cao núi đá phía Bắc tích cực triển khai. Tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc... cũng có nhiều nông dân sở hữu đàn bò, dê lên tới vài chục con. Vào ngày chợ phiên, thương lái dưới xuôi đánh hàng đoàn xe lên thu mua, người dân chỉ cần đưa bò xuống chợ là có tiền triệu mang về.

 

Bảo vệ “đầu cơ nghiệp”

 

Tính đến cuối năm vừa qua, tổng đàn trâu của tỉnh có trên 158 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 2 nghìn tấn; đàn bò có trên 106 nghìn con, tăng 4.500 con so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trên 2 nghìn tấn... giá trị kinh tế từ chăn nuôi mang lại nhiều tỷ đồng. Nhằm tạo đòn bẩy phát triển chăn nuôi đại gia súc, tỉnh ta đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất tiền vay từ vài trăm triệu tới tỷ đồng. Sau hơn 2 năm triển khai, cơ chế khuyến khích đang được người nông dân tiếp cận, bước đầu đã hình thành những mô hình chăn nuôi lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao.

 

Năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc được các địa phương coi trọng, không để bùng phát ổ dịch, số lượng gia súc chết do mắc bệnh không đáng kể. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể “ngủ quên” trên thành tích, khi cách đây chưa xa, chỉ một đợt dịch bệnh lở mồm long móng càn qua, đàn gia súc nhiều địa phương đã bị “đánh” tả tơi. Hay như đợt rét đậm, rét hại năm 2008 đã đốn gục 17.689 con trâu, bò, nhiều đàn trâu thả rông trên rừng, sau một đêm chết sạch, đẩy hàng loạt gia đình vào cảnh trắng tay.

 

Con trâu có vai trò rất quan trọng, gắn chặt với cuộc sống người nông dân, nhưng lại là đối tượng yếu thế, luôn bị dịch bệnh tấn công. Những năm gần đây, diễn biến thời tiết có nhiều bất lợi, dễ phát sinh dịch bệnh, giá rét kéo dài, nguồn thức ăn đang cạn, sức chống chọi của gia súc giảm sút, chỉ một chút chủ quan, “đầu cơ nghiệp” bao năm gây dựng có thể tan thành mây khói. Vì vậy, bảo vệ “đầu cơ nghiệp” phải luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu, ý thức thường trực trong mỗi người để nó thực sự phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế lớn, giúp người nông dân thực hiện được ước mơ xóa đói, giảm nghèo.


Bài, ảnh: Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phố núi bên dòng Gâm
(Xuân Giáp Ngọ)- Mùa này, Bắc Mê mờ ảo, hữu tình trong màn sương sớm, đẹp như nàng công chúa vừa bừng tỉnh, soi bóng bên dòng sông Gâm hiền hòa. Ở tuổi 30, Bắc Mê vươn mình chững chạc với nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ANQP. Giữa thời khắc chuyển giao năm mới, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với Chủ tịch UBND huyện Triệu Trung Hiệp để cảm nhận
28/01/2014
Agribank Hà Giang đáp ứng kịp thời, đầy đủ các giao dịch của khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán
HGĐT- Với trên 55 nghìn chủ thẻ được đăng ký và hoạt động sử dụng các dịch vụ từ Ngân hàng Agribank Hà Giang, những ngày giáp tết, các khoảng thu nhập của khách hàng đều được chuyển vào tài khoản cá nhân; chính vì vậy, nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng từ các máy ATM của Agribank Hà Giang tăng đột biến. Tuy nhiên tình trạng nghẽn mạng, hết tiền và lỗi hệ thống máy ATM
19/02/2014
Hiệu quả từ mô hình “trồng lạc trên đất lúa” tại Đồng Yên
HGĐT- Cách đây chưa lâu, tôi có dịp vào xã Đồng Yên (Bắc Quang) và ghé qua chợ Cáo để mua ít lạc về quê làm quà; vì nghe nói lạc vùng này chắc hạt, ăn rất bùi và ngậy, lại có vị thơm ngon rất đặc biệt. Đến đầu chợ, vừa xuống xe đã bắt gặp đầy dãy những sạp hàng, bao tải nào là lạc nhân, lạc củ của các bà, các chị mặc váy Tày bán san sát nhau.
19/02/2014
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Giang tổ chức Hội nghị người lao động
Ngày 16.2, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Giang (TMCP) đã tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá kết quả hoạt động năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014.
18/02/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.