Nguồn vốn các tổ chức tín dụng tạo lực đẩy tăng trưởng nền kinh tế

07:42, 17/02/2014

HGĐT- Năm Quý Tỵ vừa qua, các chi nhánh ngân hàng thương mại - tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh luôn chủ động nguồn vốn bằng nhiều hình thức huy động linh hoạt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư phát triển được các ngân hàng “bơm” vào nền kinh tế đã đưa tốc độ tăng trưởng, thu ngân sách của tỉnh đạt mục tiêu đề ra.



Được sự hỗ trợ tích cực nguồn vốn từ ngân hàng, các hạng mục đầu tư của Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5A được triển khai đúng tiến độ.

Nỗ lực tăng trưởng

Năm 2013, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong cả nước gặp nhiều khó khăn do tác động chung của suy giảm kinh tế, nhưng trên địa bàn tỉnh, các chi nhánh ngân hàng NN-PTNT, BIDV, Vietinbank... vẫn phát triển ổn định, tăng trưởng vượt mức, chủ động được nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giai đoạn đầu triển khai thực hiện kế hoạch năm được các ngân hàng nhận định rất khó, nhưng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên từng bộ phận, kết thúc năm, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD đã đạt 9.757 tỷ đồng, huy động tại địa phương đạt 4.506 tỷ đồng, vượt kế hoạch. Trong tổng vốn huy động trên, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 789 tỷ đồng, chiếm trên 17%, khu vực dân cư 3.364 tỷ đồng, chiếm gần 75%, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước, tiền gửi Kho bạc Nhà nước 321 tỷ đồng. Đạt được con số trên, các TCTD luôn chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, vốn huy động tiền gửi dân cư tăng mạnh, chiếm tỷ lệ cao, là yếu tố thuận lợi để mở rộng đầu tư, phát triển ổn định, giảm phụ thuộc vốn vay ngân hàng cấp trên.


Từ nguồn vốn huy động được, hoạt động đầu tư tín dụng cho nền kinh tế của các TCTD có nhiều khởi sắc. Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ của các ngân hàng đạt 9.117 tỷ đồng, tăng 1.133 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng trên 14%. Các ngân hàng thương mại tích cực triển khai giải pháp mở rộng tín dụng, đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 3.943 tỷ đồng, chiếm trên 43% tổng dư nợ, tăng 285 tỷ đồng so với năm trước. Vốn tín dụng đã đầu tư cho hầu hết ngành kinh tế, trong đó lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản dư nợ 1.731 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ 2012; khai khoáng, công nghiệp chế biến 586 tỷ đồng; xây dựng 449 tỷ đồng, đầu tư thủy điện 3.804 tỷ đồng...


Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng tốt nhu cầu vay của các hộ nghèo, đối tượng chính sách. Kết thúc năm, có 64.393 hộ nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận vốn, mức dư nợ bình quân 15 triệu đồng/khách hàng; tạo việc làm cho 346 người thông qua hình thức xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; giúp 3.932 học sinh, sinh viên có tiền ăn học, xây dựng trên 17 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.


Ngoài nỗ lực đảm bảo mục tiêu huy vộng vốn, tăng trưởng tín dụng, các TCTD cũng tích cực triển khai hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thực hiện nghiêm quy định lãi suất tiền gửi tối đa, tiết kiệm chi phí để có cơ sở giảm lãi cho vay, đồng thời tiếp tục xem xét, điều chỉnh, giảm lãi suất các khoản vay cũ. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND của các TCTD trên địa bàn tỉnh đã giảm so với cuối năm 2012 từ 0,8-3%, lãi suất cho vay VND giảm từ 2-3%, lãi suất khoản vay cũ được giảm về mức tối đa 13%/năm. Các TCTD đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay cho trên 19 nghìn lượt khách hàng với dư nợ 2.506 tỷ đồng, trong đó có 207 khách hàng doanh nghiệp, HTX với số dự nợ 1.145 tỷ đồng. Cùng với các giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh NHTM cũng triển khai những gói hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi sản xuất, kinh doanh như gói 3 nghìn tỷ cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình mua nhà, xây dựng nhà ở, gói 7 nghìn tỷ ưu đãi cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh của BIDV; gói ưu đãi cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank...


“Bơm” vốn cho nền kinh tế

Năm 2013 vừa qua, bối cảnh chung của nền kinh tế rất khó khăn, nguồn ngân sách đầu tư phát triển eo hẹp, nhiều chương trình, dự án sẽ không triển khai được nếu không có hỗ trợ vốn từ các TCTD. Nguồn vốn các TCTD cho vay, hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án nông - lâm nghiệp, đã giúp người nông dân khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vùng, tổ chức luân canh tăng vụ, triển khai cánh đồng mẫu với nhiều loại cây trồng, gắn cơ giới hoá... góp phần đưa tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt trên 11 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng nông lâm nghiệp đạt trên 5%, giá trị sản xuất chiếm gần 38% cơ cấu kinh tế.


Đối với sản xuất công nghiệp, những khó khăn của thị trường trong nước, thế giới tác động tiêu cực đến lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc tạm thời đóng cửa. Nhưng, nhờ có sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn vốn ngân hàng nên giá trị sản xuất công nghiệp vẫn đạt trên 3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt trên 110% kế hoạch, tăng trên 8%, công nghiệp chế biến đạt trên 141%, sản xuất và phân phối điện nước tăng 41%. Một số sản phẩm tăng cao so với 2012 như điện sản xuất tăng trên 10%, quặng sắt tăng trên 15%, ăng ti mon kim loại tăng trên 8%. Bên cạnh đó, nhiều công trình xây dựng cơ bản đảm bảo tiến độ, giá trị khối lượng thực hiện đạt trên 480 tỷ đồng.


Từ những tín hiệu tích cực của dòng vốn tín dụng, năm 2014 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang chỉ đạo các TCTD thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; tăng cường vai trò quản lý, thanh tra, giám sát, củng cố trật tự, kỷ cương đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, tỷ giá và thị trường vàng, nâng cao tính minh bạch; phấn đấu nguồn vốn huy động tại địa phương của các TCTD tăng trên 10%, tăng trưởng tín dụng 12-14%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ - ông Nguyễn Xuân Thịnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Giang khẳng định. Hy vọng với sự vào cuộc, hỗ trợ tích cực từ các dòng vốn đầu tư phát triển của các TCTD, tỉnh ta sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8,5%; giá trị gia tăng bình quân đầu người 16,2 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.410 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21,73% trong năm nay.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phố núi bên dòng Gâm
(Xuân Giáp Ngọ)- Mùa này, Bắc Mê mờ ảo, hữu tình trong màn sương sớm, đẹp như nàng công chúa vừa bừng tỉnh, soi bóng bên dòng sông Gâm hiền hòa. Ở tuổi 30, Bắc Mê vươn mình chững chạc với nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ANQP. Giữa thời khắc chuyển giao năm mới, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với Chủ tịch UBND huyện Triệu Trung Hiệp để cảm nhận
28/01/2014
Thị trấn Phố Bảng phát huy mọi nguồn lực làm giầu
(Xuân Giáp Ngọ)- Năm 2013 có nhiều khó khăn được dự báo trước như thời tiết khắc nghiệt, các nguồn đầu tư bị hạn chế... Nhưng với quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch các nhiệm vụ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) khóa XIX đã đề ra, toàn Đảng bộ thị trấn ngay từ đầu năm đã tiến hành nắm bắt tình hình thực tế tại địa
28/01/2014
Tín hiệu vui giải tỏa áp lực thu ngân sách
(Xuân Giáp Ngọ)- Thu ngân sách luôn là nhiệm vụ nặng nề đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biết là đối với thành phố Hà Giang, với áp lực là một trong những “đầu tàu” của nền kinh tế tỉnh ta. Tuy nhiên với nhiều giải pháp, cách làm năng động, sáng tạo, hết tháng 11, ngành tài chính thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013 theo chỉ tiêu kế hoạch tỉnh,
28/01/2014
Ngành Xây dựng vượt khó
(Xuân Giáp Ngọ)- Năm 2013, lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái và thực hiện quyết liệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về thắt chặt đầu tư công, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư... Trong bối cảnh khó khăn đó, Sở Xây dựng Hà Giang phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần giúp tỉnh thực hiện tốt
28/01/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.