Trao đổi đầu Xuân với phóng viên Báo Hà Giang, Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Dương Văn Thành: 2014 là năm tổ chức lại sản xuất quy mô lớn
(Xuân Giáp Ngọ)- Trong câu chuyện trao đổi đầu năm, Chủ tịch UBND huyện Xín Mần - Dương Văn Thành - khẳng định: Sản xuất nông, lâm nghiệp ở Xín Mần hết năm 2013 đã thành “nếp” của nền sản xuất hàng hoá. Năm 2014, là năm tổ chức, sắp xếp lại cho quy củ hơn, quy mô hơn, để cho mùa Xuân năm sau... Xuân hơn!
Phát triển cây thảo quả - một trong những giải pháp xóa nghèo của địa phương.
Nhìn lại thành tựu năm 2013 cho thấy: Xín Mần đã xây dựng trên 420 mô hình sản xuất tập trung trong các lĩnh vực: Trồng trọt trên 100 mô hình, chăn nuôi có tới 30 mô hình, trồng cây dược liệu hình thành rõ tại các xã: Nấm Dẩn, Chế Là, Bản Ngò, trồng chè tập trung trên 139 ha tại Khuôn Lùng, Nà Chì, Quảng Nguyên, trồng rừng kinh tế ở Xín Mần, Nàn Xỉn... kèm theo đó là các Tổ dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại 19 thôn của 3 xã phía Nam được huyện chỉ đạo làm điểm đã phát huy tốt vai trò là “cầu nối dài” trong sản xuất nông, lâm nghiệp địa phương. Kết quả cho thấy rõ: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 39 ngàn tấn; tốc độ tăng trưởng GDP trên 14%; thu ngân sách đạt trên 27 tỷ đồng; thu nhập đầu người đạt bình quân 12 triệu đồng/năm. Phát triển nông, lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chính. Bởi thế, việc tổ chức lại sản xuất theo phương thức hàng hoá là một việc làm hết sức cần thiết để tăng giá trị thu nhập cho người dân. Bước sang năm 2014, nông nghiệp phải thực hiện cho được các Tổ, Đội sản xuất ngay tại 186 thôn bản. Tổ, đội này sẽ được giao quyền tự chủ hướng dẫn, thực hiện các yêu cầu, nhu cầu cần thiết của người dân trong quá trình tổ chức sản xuất tại mỗi thôn, bản đó. Trên cơ sở, thực hiện hiệu quả công tác “dồn điền, đổi thửa” làm theo phương thức “4 cùng” là: Cùng cấy một giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch, cùng hưởng lợi ích. Tập trung đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò, dê trên cơ sở: Áp dụng hình thức hỗ trợ từ các nguồn lực lồng ghép (Nghị quyết 47/2012/HĐND tỉnh; chương trình 30a và các nguồn lực khác) tạo thành các trang trại, bán trang trại chăn nuôi có quy mô từ 100 đến vài trăm con/lứa/trang trại (đối với nuôi lợn). Thực tế đúc rút từ 30 mô hình đã làm thời gian qua cho kết quả tốt, cần tập trung chỉ đạo nhân rộng toàn huỵện. Tiếp tục tổ chức trồng chè tập trung có quy mô để hình thành các vùng chè có đủ khả năng chế biến công nghiệp tại các xã: Chế Là, Nấm Dẩn, Cốc Rế, Nà Chì, Khuôn Lùng... Tập trung trồng thảo quả đi đôi công tác gìn giữ bảo vệ rừng tại Nấm Dẩn, Chế Là, Bản Ngò. Mở rộng các vùng thâm canh, đa canh tăng vụ như: Ngô, lúa, đậu tương đặc sản nhằm từng bước tăng thu nhập cho đồng bào, hướng đến xoá đói, nghèo bền vững. Đi đôi phát triển sản xuất là sắp xếp ổn định dân cư tại các chương trình dự án để ổn định đời sống người dân. Phát huy tối đa nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy mạnh phát triển thương mại, kinh tế cửa khẩu Xín Mần (Việt
Để đạt được mục tiêu trên, Xín Mần đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ chỉ đạo để hướng dẫn thực hiện đồng bộ từ thôn bản. Trưởng ban chỉ đạo huyện là Chủ tịch UBND huyện cùng các cơ quan chức năng làm thành viên. Tại các xã là Chủ tịch UBND các xã, cùng Bí thư, Trưởng các thôn bản phải chịu trách nhiệm thực thi công việc, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất. Công việc được triển khai ngay từ những ngày đầu năm với quyết tâm mọi người dân làm giàu, đất nước vững mạnh, thì mùa xuân nữa sẽ càng thêm xuân.
Ý kiến bạn đọc