Xã Nậm Ty phát huy hiệu quả công trình thủy lợi

08:32, 28/11/2013

HGĐT - Xác định phát triển hệ thống thủy lợi (HTTL) là một trong những khâu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Thời gian qua, ngoài việc tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) đã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân thấy được lợi ích thiết thực của HTTL mang lại, từ đó bà con đã tự nguyện đóng góp tiền và ngày công lao động để tu sửa, nạo vét các kênh thủy lợi.


Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm thủy lợi luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả đầu tư cho thuỷ lợi đã phát huy được hiệu quả, hoàn thành nhiều công trình đập nước, kênh mương kiên cố bằng bê-tông đưa vào phục vụ đời sống và sản xuất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đến nay, xã Nậm Ty đã đưa vào vận hành và sử dụng 21 đập nước, 18.720m kênh kiên cố, 16.093 m kênh đất để phục vụ tưới tiêu cho 237,5 ha diện tích đất ruộng. Nhờ HTTL trên, năng suất lúa hàng năng đều tăng, đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nhân dân. Năng suất lúa năm 2013 bình quân đạt 53,8 tạ/ha; sản lượng bình quân đạt 12,702 tấn; lương thực bình quân đạt 515 kg/người/năm. Ngoài cây lúa, các loại cây trồng khác như cây ngô, đậu tương, chè... cũng phát triển mạnh, đã hình thành lên những vùng chuyên canh hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đời sống người dân được nâng lên đáng kể.


           
        Hệ thống kênh, mương được kiên cố hóa ở thôn Nậm Ty, xã Nậm Ty.
 

Đồng chí Nguyễn Tiến Hợp, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong những năm qua, các công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn xã đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Người dân ở các thôn góp công, góp của cùng chính quyền địa phương làm tốt công tác tu sửa, nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất cây trồng. Vụ Mùa năm 2013, đủ nước tưới tiêu qua đó góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản, nhất là cây lúa. Từ năm 2012, do chủ động được nguồn nước, nhiều hộ gia đình đã triển khai trồng thâm canh 2 vụ lúa; nếu HTTL được đầu tư kiên cố hóa hơn nữa thì 100% diện tích đất ruộng của xã có thể trồng thâm canh 2 vụ lúa... Để phát huy hiệu quả các CTTL, công tác quản lý, khai thác và vận hành được chính quyền xã chuyển giao trực tiếp cho những hộ dân được hưởng lợi, vì thế người dân đã tự nhận thức được về những lợi ích và tích cực đóng góp ngày công, khai thác vật liệu tại chỗ để xây dựng, tu sửa kênh mương, CTTL bị hư hỏng, đồng thời tham gia tích cực vào công tác bảo vệ, quản lý các CTTL ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị thi công đã thực hiện xây dựng các CTTL theo đúng thiết kế, đảm bảo về kỹ thuật, nên đã phát huy được hiệu quả trong việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Song so với tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng NTM thì chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là tỷ lệ cứng hóa kênh, mương. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư cho các CTTL còn hạn chế; các CTTL được xây dựng theo các sườn đồi, núi dốc lại nằm trên nền đất yếu, mùa mưa hay sạt lở làm đất đá vùi lấp các đoạn kênh mương; địa bàn rộng, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách còn thiếu trách nhiệm; ý thức và trách nhiệm bảo vệ, chủ động tu sửa, nạo vét thường xuyên, nhất là sau những đợt mưa bão của người dân còn hạn chế... Đây là những thách thức đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, ngành trong việc phát triển HTTL tại xã Nậm ty cũng như tại các địa phương khác trong tỉnh.

 

Biết tận dụng lợi thế của vùng, cùng với chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi đúng mục tiêu, có trọng điểm, đến nay HTTL trên địa bàn xã Nậm Ty đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy KT-XH phát triển. Đây cũng là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục thực hiện CNH, HĐH theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, mọi người dân cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia đóng góp ngày công, kinh phí để tiếp tục hoàn thiện tuyến kênh kiên cố thay thế cho những tuyến kênh đất..., góp phần giảm bớt kinh phí đầu tư của Nhà nước, để tiêu chí về thủy lợi sớm được hoàn thành.


Bài, ảnh: Tiến Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh – huyện đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn
HGĐT- Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh nói chung, các huyện, thành phố nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, huyện Yên Minh đã sớm hoàn thành chỉ tiêu thu các khoản thuế, phí, lệ phí năm 2013 ngay từ cuối tháng 10. Kết quả đó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn huyện nói chung và Chi cục Thuế Yên Minh nói riêng.
26/11/2013
Mèo Vạc: 56 con bê ra đời từ phương pháp thụ tinh nhân tạo
HGĐT- Thực hiện chủ trương phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, huyện Mèo Vạc đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng triển khai mô hình thụ tinh nhân tạo bò tại các xã: Pả Vi, Tả Lủng, Sủng Trà, Giàng Chu Phìn, thị trấn Mèo Vạc... nhằm thực hiện phối giống tự nhiên có chọn lọc để cải tạo đàn bò.
26/11/2013
Yếu tố hàng đầu là người dân tự giác
HGĐT- Nghị quyết số 03 của BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn nêu rõ: “Chăn nuôi gia súc chiếm một vị trí rất quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, sức kéo, còn là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt” . Theo đó, BCH Đảng bộ huyện đã soạn thảo Chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp thực tế địa phương, được triển khai rộng trong nhân dân giai đoạn 2010 - 2015, nhằm từng bước
26/11/2013
Xóa đói, giảm nghèo – “bài toán” khó ở Cao Bành
HGĐT- Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang (TPHG) khoảng 10 km, tưởng như nhịp sống và phương thức vận động mang “hơi thở” phố phường là điều dễ thấy, thế nhưng ở thôn Cao Bành, xã Phương Thiện, TPHG, mọi sự vận động dường như vẫn trì trệ, đời sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn...
26/11/2013