Khởi sắc diện mạo nông thôn

09:55, 19/10/2013

HGĐT- Nền nông nghiệp ngày càng hiện đại, vị thế người nông dân được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc. Đó là những kết quả to lớn mà huyện Bắc Quang đạt được trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân gắn với xây dựng huyện điểm văn hoá.



Các giá trị văn hóa truyền thống ở Bắc Quang được phát huy gắn với việc xây dựng Nông thôn mới.

Trong ảnh:Lễ phát động phong trào nhà sạch, vườn đẹp, làm đường giao thông nông thôn huyện Bắc Quang năm 2013.Ảnh: HUY TOÁN


Với quan điểm “Xây dựng huyện điểm văn hoá phải gắn với phát triển kinh tế”, do vậy trong giai đoạn 2006-2013, lĩnh vực kinh tế nông - lâm nghiệp của huyện phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính không ngừng tăng lên như: năng suất lúa năm 2013 ước đạt 58,3 tạ/ha, tăng 8,0 tạ/ha so với năm 2006; năng suất ngô ước đạt 36,5 tạ/ha, tăng 5,7 tạ/ha; năng suất lạc 29,7 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năm 2006... Giá trị sản xuất của toàn ngành năm 2013 ước đạt 1.083 tỷ đồng, tăng 815 tỷ đồng so với năm 2006. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá; giá trị trên một đơn vị diện tích tăng lên, giá trị sản xuất bình quân/1ha đất nông nghiệp năm 2013 ước đạt 41 triệu đồng/ha, tăng 23 triệu đồng so với năm 2006, trong đó đáng chú ý là giá trị sản xuất tại các cánh đồng mẫu thâm canh đạt trên 50 triệu đồng/1ha/1vụ sản xuất như: Cánh đồng lạc đạt trên 70 triệu đồng/ha; cánh đồng lúa, ngô đạt trên 50 triệu đồng/ha. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung như vùng trọng điểm lúa ở Quang Minh, Bằng Hành, Việt Vinh, Vĩnh Phúc, Hùng An, Liên Hiệp; vùng sản xuất lạc hàng hoá ở Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành, Đồng Tâm; vùng trồng chè nguyên liệu ở Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy, Tiên Kiều, Tân Lập, Tân Thành; vùng cam, quýt ở Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Đông Thành; vùng rừng kinh tế tập trung ở Bằng Hành, Liên Hiệp, Tân Thành, Đông Thành, Vĩnh Hảo, Thượng Bình. Các mô hình cánh đồng mẫu thâm canh cao tiếp tục được huyện duy trì và mở rộng về diện tích, số lượng, quy mô, năng suất và giá trị kinh tế đều tăng (năm 2013, toàn huyện có 450 cánh đồng thâm canh các loại, diện tích 4.230 ha tăng gấp 10 lần so với năm 2006 cả về số lượng và diện tích; vụ Xuân 2013, có 206 cánh đồng mẫu thâm canh cao, tổng diện tích 1.900 ha; vụ mùa có 244 cánh đồng mẫu, diện tích 2.330 ha). Kết cấu hạ tầng nông thôn liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, không ngừng được xây dựng, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và canh tác lúa đã được người dân quan tâm đầu tư, cộng với sự hỗ trợ của huyện, các hộ đã đầu tư mua được 2.845 máy các loại, trong đó: Máy làm đất 1.558 chiếc; máy tuốt lúa 394 chiếc; máy gặt lúa 6 chiếc; máy tẽ ngô 113 chiếc; máy đốn chè 190 chiếc; máy hái chè 202 chiếc; máy phun thuốc trừ sâu động cơ 378 chiếc...); tỷ lệ diện tích đất canh tác được cơ giới hóa đạt trên 40%...

 

Để phát huy những thành quả đã đạt được và tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, góp phần xây dựng huyện Bắc Quang thành huyện điểm văn hoá thì nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện, đó là: Tập trung ưu tiên cải tạo diện tích vườn, đồi tạp thành vườn kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới thực hiện tiêu chí “Nhà sạch, vườn đẹp” với mục tiêu phấn đấu từ nay cho đến năm 2015, mỗi thôn, tổ dân phố thuộc xã, thị trấn có từ 4-5 mô hình điểm cải tạo vườn tạp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững; trong mỗi thôn có khoảng 30% số hộ thực hiện cải tạo vườn, đồi tạp theo kế hoạch. Trước mắt trong năm 2013, xây dựng được mô hình điểm về cải tạo vườn tạp tại 10 thôn điểm về xây dựng NTM, phấn đấu có 20% số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp trở lên tại các thôn làm điểm thực hiện cải tạo vườn tạp, đồi tạp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2014-2015, phấn đấu đạt 100% hộ sản xuất nông, lâm nghiệp tại các thôn làm điểm thực hiện cải tạo vườn, đồi tạp của hộ gia đình. Đẩy mạnh việc cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp, mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 đạt 70% cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết Đảng bộ huyện, trong đó đối với các cây hàng năm như lúa, ngô, lạc... phấn đấu 90% khâu làm đất và khâu thu hoạch được cơ giới hoá; đối với các cây lâu năm như cây chè, cam, quýt, cây ăn quả... phấn đấu 80% công tác chăm sóc (đốn, hái...) và công tác bảo vệ thực vật được cơ giới hoá. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, phát huy tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, nhất là phát triển rừng sản xuất. Từng bước gắn sản xuất với thị trường, trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ, định hướng chung của tỉnh, phát huy lợi thế riêng của huyện như: Tiếp tục duy trì và mở rộng các cánh đồng mẫu lớn thâm canh theo hướng chuẩn mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng thời chú trọng mở rộng, nâng cao chất lượng các giống lúa chất lượng cao để tăng giá trị trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh phát triển đưa các giống ngô, giống lạc cao sản trên các cánh đồng mẫu thâm canh; phát triển các mô hình sản xuất cam, chè theo tiêu chuẩn VietGap, chế biến chè theo tiêu chuẩn HACCP. Tăng cường mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất hàng hoá theo hướng gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học. Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, lựa chọn xây dựng thương hiệu một số nông sản có giá trị của huyện như lúa gạo chất lượng cao, lạc, cam quýt, chè... để nâng cao khả năng cạnh và giá trị sản phẩm. Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nông thôn, nhất là kinh tế hợp tác và HTX, phát triển kinh tế trang trại, gia trại nhằm tăng nhanh sản phẩm hàng hoá, làm tốt dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông dân yên tâm phát triển sản xuất có hiệu quả. Hỗ trợ xây dựng tổ dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, trước hết năm 2014 hỗ trợ xây dựng mô hình tổ dịch vụ sản xuất ở 3 xã (xã Vĩnh Phúc, Quang Minh xây dựng mô hình tổ dịch vụ sản xuất cho cây hàng năm với dịch vụ làm đất, máy cấy, máy phun thuốc, máy gặt, máy tuốt lúa...; xã Vĩnh Hảo xây dựng mô hình tổ dịch vụ sản xuất cho cây lâu năm với dịch vụ đốn chè, hái chè, dịch vụ bảo vệ thực vật trên cây cam, quýt...). Phấn đấu tới năm 2015, lập mới được từ 50-80 tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mỗi xã có từ 2-3 tổ dịch vụ hoạt động có hiệu quả...

 

Với những giải pháp trên, tin tưởng rằng diện mạo nông thôn của Bắc Quang sẽ ngày càng khởi sắc hơn nữa, vững chắc trên con đường trở thành huyện điểm văn hóa của Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.

                                                                 Phạm Xuân Tình

                                            (Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê, Hội nghị đầu bờ nhân giống đậu tương ĐT84
HGĐT- UBND huyện Bắc Mê vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển sản xuất nhân giống cây đậu tương ĐT84 tại thôn Độc Lập, xã ĐườngÂm.
19/10/2013
3 năm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp-nông thôn
HGĐT- Phát triển nông nghiệp-nông thôn (NN-NT) nhằm không ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng, Nhà nước. Ngày 12.4.2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT. Sau 3 năm triển khai, Nghị địnhđã đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn vốn tín dụng vào NN-NT, góp phần xóa đói giảm nghèo,
17/10/2013
Cây rau vụ sớm ở Thàng Tín
HGĐT- Thời gian qua, người dân xã Thàng Tín (Hoàng Su Phì) đã biết đón bắt nhu cầu thị trường, lựa chọn thời vụ hợp lý để trồng rau vụ sớm, rau trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng chính vụ, từ đó góp phần tăng năng suất, giá trị cho nông sản của người dân.
16/10/2013
Cán Tỷ trăn trở... “bài toán” giảm nghèo
HGĐT- Với trên 4.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông, tập quán sản xuất bao đời nay của người dân xã Cán Tỷ (Quản Bạ) vẫn là trồng ngô, lúa. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất ít, đặc biệt là 4 thôn vùng cao chủ yếu là đồi núi, cộng với trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến tình trạng nghèo khó vẫn còn đeo bám. Để xã thoát nghèo thì đây vừa là thách
16/10/2013