Tùng Vài phát triển bền vững cây thảo quả

17:09, 18/09/2013

HGĐT - Cách trung tâm huyện Quản Bạ 12km, đường lên xã Tùng Vài giờ đã được rải nhựa, đi lại dễ dàng hơn. Được biết: Những năm gần đây, cây thảo quả đã và đang trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần bảo vệ rừng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống.

 


Tùng Vài là xã biên giới, có tổng diện tích đất tự nhiên 6782,4 ha, trong đó có 1.437 ha diện tích đất canh tác. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả - loại cây thích nghi dưới tán rừng, có tầng thảm mục và độ ẩm cao. Đặc biệt nơi đây còn nhiều diện tích rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù bao phủ rất phù hợp trồng cây thảo quả. Thảo quả là cây dược liệu, có thị trường tiêu thụ lớn, được các thương nhân Trung Quốc thu mua với giá cao nên cây trồng này đã được chọn làm cây mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế chung của xã. Hiện nay, toàn xã có 349 ha thảo quả được trồng tập trung tại các thôn: Bản Thăng, Khố Mỷ, Tùng Vài Phìn... Chị Vù Thị Pó Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cùng với kế hoạch của huyện Quản Bạ giao là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp để phát huy tối đa thế mạnh của vùng, xã đã chỉ đạo, vận động nhân dân phát triển diện tích trồng thảo quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho từng gia đình. Gia đình ông Chương Quang Ngán, ở thôn Bản Thăng là một trong số những hộ gia đình tiêu biểu trồng nhiều cây thảo quả. Trò chuyện với chúng tôi khi đang phát cỏ vườn thảo quả của gia đình, ông tâm sự: “Gia đình tôi trồng cây thảo quả từ năm 1995, lúc đầu trồng ít, nhưng đến năm 2001, tôi được UBND huyện Quản Bạ cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất vườn rừng. Những năm trở lại đây được chính quyền địa phương vận động và khuyến khích trồng cây thảo quả để phát triển kinh tế, tôi bắt đầu mở rộng diện tích. Đến nay gia đình tôi trồng được 13 ha rừng thảo quả, hiện 2 ha đã ra quả, trung bình mỗi vụ thu đạt từ 20 – 25 triệu đồng, năm nào thời tiết khắc nghiệt mất mùa thì vẫn thu được ít nhất 15 triệu đồng. Nhờ trồng cây thảo quả mà cuộc sống của gia đình tôi cũng như một số hộ trong thôn được nâng lên rõ rệt”.

 

Được biết, thảo quả là loại dược liệu có giá trị, giá bán trung bình từ 130 – 150 nghìn/kg khô, được người dân trong nước cũng như các thương nhân Trung Quốc thu mua. Ngoài hộ gia đình ông Ngán, còn rất nhiều hộ trong thôn Bản Thăng trồng thảo quả như hộ ông Chương Đức Thành có 7ha, hộ ông Lự Hữu Thành có 4ha... Có thể nói, người dân nơi đây đã và đang đi đúng hướng, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế nhờ cây thảo quả. Hiện toàn xã Tùng Vài có 887 hộ trong đó có 299 hộ nghèo, ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, để phát triển cây thảo quả người dân nơi đây vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trồng cây thảo quả ở rừng già, địa hình hiểm trở, đi lại rất vất vả, nhận thức của người dân về cây thảo quả còn kém, thu hái sớm làm giảm năng suất, đầu ra không ổn định...

 

Nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng chặt phá rừng để trồng cây thảo quả, cấp ủy, chính quyền xã đã thực hiện cấp phát gạo khoanh nuôi khoán cho các hộ gia đình bảo vệ rừng, ngoài ra còn có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trồng dặm và chăm sóc cây thảo quả, thu hoạch đúng thời vụ theo quy ước của thôn. Hiện người dân đang chăm sóc 45 ha trồng thay thế những diện tích già cỗi, tích cực chăm sóc những cây mới trồng dặm, phát cỏ. Nhờ được người dân chăm sóc, quản lý theo đúng quy trình nên cây phát triển tốt. Với mong muốn để cây thảo quả trở thành cây mũi nhọn, người dân nơi đây tiếp tục đẩy mạnh việc trồng và phát triển cây thảo quả. 


Bài, ảnh: Chu Tô

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh
HGĐT - Năm 2012, tình hình sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh diễn ra trong điều kiện hết sức phức tạp vì điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Năm nay, huyện tiến hành triển khai kế hoạch và phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ Đông 2013 sớm hơn những năm trước với mục tiêu sản xuất trên diện tích 897 ha, chú
18/09/2013
Tăng diện tích ngô vụ 2-bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp ở Yên Minh
HGĐT - Năm 2012, xã Thắng Mố thực hiện thành công mô hình trồng ngô vụ 2, mở hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ kết quả đó, năm 2013, huyện Yên Minh xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình trồng ngô vụ 2 trên địa bàn toàn huyện. Đến nay, diện tích ngô vụ 2 trên địa bàn huyện đã trồng không chỉ đạt mà còn vượt cao so với kế hoạch. Điều đó khẳng định
17/09/2013
Lũng Phìn nuôi bò hàng hóa
HGĐT - Những năm gần đây, cùng với chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng năng suất cao, việc phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa ở xã Lũng Phìn (Đồng Văn) cũng thay đổi theo hướng tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
17/09/2013
Con... “mũi nhọn” ở kẹp B
HGĐT - Người dân thôn Kẹp B, xã Minh Sơn (Bắc Mê) mấy năm nay làm ăn khấm khá, tỷ hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao... Nguyên nhân được lý giải cho bài toán thoát nghèo của hơn 80 hộ dân giữa vùng rừng núi này là họ đã biết chọn cho mình một con “mũi nhọn” để phát triển kinh tế bền vững, đó chính là chăn nuôi trâu, bò hàng hóa.
17/09/2013