Lũng Phìn nuôi bò hàng hóa

08:02, 17/09/2013

HGĐT - Những năm gần đây, cùng với chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng năng suất cao, việc phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa ở xã Lũng Phìn (Đồng Văn) cũng thay đổi theo hướng tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Chạy xe trên những con đường nhựa cheo leo ôm sát núi, uốn lượn ngoằn ngoèo, trước mắt tôi là những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ. Xa xa, trên những vạt núi, ven đường... cỏ voi được bà con trồng mọc lên xanh tốt, phất phơ trước gió. Cách đoạn lại thấy một vài đứa nhỏ, đứa thì tuốt lá, đứa đeo những địu cỏ thư thái về nhà.

 

Sau gần một tiếng đi xe máy, cũng đến được xã Lũng Phìn, chúng tôi nhờ cán bộ xã đưa đi khảo sát việc chăn nuôi bò hàng hóa của các hộ trên địa bàn. Theo thống kê gần đây nhất, Lũng Phìn hiện có 804 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông. Với đặc thù, tập quán của đồng bào, việc “nuôi bò trên lưng” không có gì lạ. Thấy được lợi thế cũng như khó khăn của người dân Lũng Phìn; cấp ủy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích bà con chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi truyền thống sang hướng hàng hóa.

 

Hiện nay, trên địa bàn xã có 962 con bò, diện tích trồng cỏ 50,0 ha, các hộ nuôi bò theo hướng hàng hóa chăm sóc và vỗ béo bò từ 3 đến 6 tháng, doanh thu hàng năm góp phần khá lớn vào việc trang trải cuộc sống và cải thiện bộ mặt kinh tế của xã. Anh Thào Mí Phứ, thôn Mao Sao Phìn chia sẻ: Từ khi có Chương trình 30a, Quyết định 310 về nuôi bò theo hướng hàng hóa, gia đình mạnh dạn vay vốn mua bò gầy, giảm sức kéo... về vỗ béo kết hợp trồng cỏ voi khoảng 1 ha, trừ hết chi phí cũng thu lãi từ 25- 30 triệu/năm.

 

Với điều kiện thuận lợi: Có Quốc lộ 4C chạy qua và khu chợ Lũng Phìn nơi các tư thương khắp nơi về trao đổi, buôn bán với bà con đủ các mặt hàng... phần nào đáp ứng được nhu cầu mua bán thực phẩm, con giống với các địa phương trong và ngoài tỉnh; xã Lũng Phìn đặt mục tiêu từ nay đến 2015 tiếp tục phát triển, mở rộng số hộ chăn nuôi nhằm tăng số lượng đàn bò. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2014 trồng mới thêm 19 ha cỏ, đáp ứng nguồn thức ăn cho đàn bò, nhất là vào mùa đông. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững.

 


VŨ KHUYÊN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng bền vững thương hiệu chè Hà Giang
HGĐT- Các nhà đầu tư, quản lý theo dõi ngành chè của tỉnh cảnh báo, thời gian qua, do nhận thức chưa đầy đủ của người trồng chè và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của không ít tổ chức cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân đã làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của chè Hà Giang.
31/08/2013
HTX dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Hoa Sơn: Vì nông thôn phát triển
HTX dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Hoa Sơn là một trong loại hình kinh doanh dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang được thành lập ngày 1.4.2003; với ngành nghề đăng đăng ký kinh doanh, gồm: Kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa; xây dựng các công trình dân dụng và giao thông, thuỷ lợi; sản xuất và xuất nhập khẩu vật tư phân bón,
17/09/2013
Khánh thành công trình cầu xã Hồ Thầu
HGĐT - Sáng ngày 14.9, Tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình cầu cứng Hồ Thầu thuộc km 13 + 700m đường Nậm Dịch đi xã Hồ Thầu.
16/09/2013
Việt Vinh phát triển mô hình nuôi ương cá Bỗng
HGĐT- Xã Việt Vinh (Bắc Quang) có 1.176 hộ dân. Đến nay, lương thực bình quân đầu người toàn xã đạt 543kg/năm. Hiện cả xã có trên 20 mô hình chăn nuôi gia súc, 8 mô hình ương, nuôi cá giống và nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiểu biểu là mô hình ương, nuôi và cho cá Bỗng sinh sản của gia đình ông Nguyễn Quang Định, thôn Tân. Gia đình ông
14/09/2013