HTX - Nơi trao gửi niềm tin của người dân Hoàng Su Phì

17:32, 20/09/2013

HGĐT - 40 HTX thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp xây dựng – TTCN, dịch vụ tổng hợp... đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã tạo được lòng tin và khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển sản xuất; cải thiện đời sống và góp phần xóa đói giảm nghèo.


Là huyện vùng cao núi đất, Hoàng Su Phì có thể mạnh về phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu: Lúa, ngô, rau đậu, chè, thảo quả, dong riềng... nhưng địa hình đồi núi phức tạp, giao thông bị chia cắt nên việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các xã gặp nhiều khó khăn cho người dân. Sự ra đời của HTX, đặc biệt là các HTX trong lĩnh vực dịch vụ tổng hợp tại 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tháo gỡ được khó khăn này, cung ứng tại chỗ, kịp thời vật tư, phân bón, giống cây trồng và giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.


 
HTX Thương mại – dịch vụ Phương Anh – thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì) hoạt động ngày càng hiệu quả.

 

Những năm qua, để thúc đẩy nền kinh tế tập thể phát triển, huyện Hoàng Su Phì đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phù họp, khuyến khích và giúp đỡ các HTX duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước hết là sự ra đời và lãnh đạo có hiệu quả của Ban đại diện liên minh HTX huyện với sự tham gia của các phòng, ban, hội đoàn thể, cửa hàng vật tư, đơn vị ngân hàng... làm thành viên.Được sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện, Liên minh HTX tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, Ban đại diện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác chỉ đạo nhằm xây dựng và phát triển phong trào HTX; hướng dẫn các HTX thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, huyện Hoàng Su Phì có cơ chế hỗ trợ các HTX xây dựng nhà kho, trụ sở làm việc; hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng cho các HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh (mức vay không quá 50 triệu/HTX); ưu tiên các dịch vụ cung ứng các mặt hàng chính sách của xã để các HTX làm đại lý như: Phân bón, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng...; trợ cước phân bón, cước tiêu thụ nông sản, làm dịch vụ đầu vào cho các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng dây chuyền chế biến chè cho HTX Chiến Hảo, Phìn Hồ; kiện toàn các HTX dịch vụ tổng hợp tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện cho các HTX này hoạt động hiệu quả, cung ứng đầy đủ và kịp thời các mặt hàng thiếu yếu và hàng chính sách đến gần dân hơn... Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và nỗ lực của các HTX, phần lớn các HTX trên địa bàn đều làm ăn hiệu quả, đặc biệt là các HTX công nghiệp chế biến có doanh thu cao và tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập trên 1,5 triệu đồng/người/ tháng.

 

Thăm một số HTX trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chè (loại cây có thế mạnh của địa phương) trên địa bàn huyện, chứng kiến không khí lao động sản xuất nhộn nhịp nơi đây, mới thấy hiệu quả hoạt động của các HTX. Trả lời phỏng vấn của phóng viên, hầu hết Chủ nhiệm các HTX đều cho rằng: Đây là loại hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhất là đối với các xã đang còn gặp khó khăn; người dân trên địa bàn đều tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ vì các HTX đã giải quyết được các vấn đề khó khăn về đầu ra sản phẩm, cung ứng vật tư nông nghiệp về tận nơi, giảm chi phí vận chuyển, tạo việc làm... Tuy nhiên, hoạt động của các HTX đang gặp nhiều khó khăn: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các HTX hạn chế, thiếu kinh nghiệm và lúng túng; máy móc, thiết bị lạc hậu về kỹ thuật công nghệ; các HTX chưa năng động và đột phá trong việc đưa KHKT vào sản xuất; tốc độ tăng trưởng các HTX còn chậm và không ổn định; nhiều HTX không có tiềm lực về vốn, lại không tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng đãn đến thiếu vốn để duy trì hoạt động và đầu tư trang thiết bị; mặt khác, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm và còn nhiều lúng túng trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, vai trò của kinh tế tập thể chưa được chú trọng; các HTX chưa được kiện toàn đầy đủ; vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn chồng chéo dẫn đến việc chỉ đạo, quản lý chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, còn tình trạng mạnh ai nấy làm...

 

Để các HTX thực sự trở thành nơi trao gửi niền tin của người dân; trong thời gian tới, huyện Hoàng Su Phì tiếp tục có nhiều cơ chế hỗ trợ, cho vay để tháo gỡ khó khăn cho các HTX về nguồn vốn; cử cán bộ hướng dẫn các HTX về thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý, điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo các HTX; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể lớn mạnh và bền vững, tạo tiền đề giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo.

 

                                                           Bài, ảnh: Biện Luân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Ngày mùa” của Tổ dịch vụ Nông nghiệp Bản Loan
HGĐT - Trên 60% điện tích đất sản xuất của người dân thôn Bản Loan, xã Yên Định (Bắc Mê) trong vụ mùa vừa qua đã được sự “giúp sức” của Tổ dịch vụ Nông nghiệp thôn để kịp thời gieo cấy đúng khung mùa vụ. Tổ dịch vụ này không chỉ góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất cho cây trồng mà còn giúp người dân tiếp cận nhanh, hiệu quả hơn với các dịch vụ nông nghiệp.
19/09/2013
Tùng Vài phát triển bền vững cây thảo quả
HGĐT - Cách trung tâm huyện Quản Bạ 12km, đường lên xã Tùng Vài giờ đã được rải nhựa, đi lại dễ dàng hơn. Được biết: Những năm gần đây, cây thảo quả đã và đang trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần bảo vệ rừng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống.
18/09/2013
Sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh
HGĐT - Năm 2012, tình hình sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh diễn ra trong điều kiện hết sức phức tạp vì điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Năm nay, huyện tiến hành triển khai kế hoạch và phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ Đông 2013 sớm hơn những năm trước với mục tiêu sản xuất trên diện tích 897 ha, chú
18/09/2013
Con... “mũi nhọn” ở kẹp B
HGĐT - Người dân thôn Kẹp B, xã Minh Sơn (Bắc Mê) mấy năm nay làm ăn khấm khá, tỷ hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao... Nguyên nhân được lý giải cho bài toán thoát nghèo của hơn 80 hộ dân giữa vùng rừng núi này là họ đã biết chọn cho mình một con “mũi nhọn” để phát triển kinh tế bền vững, đó chính là chăn nuôi trâu, bò hàng hóa.
17/09/2013