“Bông hoa rừng” của nền kinh tế tập thể tỉnh ta

17:36, 20/09/2013

HGĐT - Với 150 triệu đồng tiền vốn quay vòng hàng năm, 20 xã viên HTX Dệt Thổ cẩm xã Tân Bắc, huyện Quang Bình và hàng chục lao động thời vụ đã có được những công việc phù hợp gắn với những niềm vui, sở thích và cũng là sở trường của phụ nữ người dân tộc Pà Thẻn.


Tuy là công việc phụ, nhưng với sự năng động của Ban Chủ nhiệmvà mỗi xã viên, thu nhập của các thành viên HTX bình quân đạt trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Đặc biệt ngoài giá trị vật chất, thì từ mô hình hoạt động của mình, chị em xã viên HTX Thổ cẩm xã Tân Bắc đã mang lại cho quê hương, dân tộc Pà Thẻn những giá trị phi vật chất khó có điều gì so sánh được, bởi đây là những sản phẩm dệt thổ cẩm mang tinh hoa, bản sắc văn hóa của dân tộc Pà Thẻn.

 

Dệt thổ cẩm làng nghề truyền thống đang được bảo tồn và phát triển của dân tộc Pà Thẻn.   Anh: Biện Luân


Nói về hoạt động HTX do mình làm Chủ nhiệm, Chị Phù Thị Thiên cho biết: HTX Dệt Thổ cẩm xã Tân Bắc được thành lập từ năm 2008 và ngày càng khẳng định tốt vai trò tiên phong trong nền kinh tế tập thể, là điều kiện cốt lõi trong chuỗi sự kiện hoạt động của làng Văn hóa Du lịch cộng đồng thôn My Bắc (xã Tân Bắc) trong quá trình phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và hòa nhập với đời sống văn hóa của người dân tộc Pà Thẻn. Thôn My Bắc là một thôn cửa ngõ của huyện Quang Bình với địa hình nằm hai bên quốc lộ 279. Cả thôn được chia thành 3 bản nhỏ với 145 hộ, 717 khẩu; trong đó có 144 hộ dân tộc Pà Thẻn. Trong 5 năm vừa qua, làng Văn hóa Du lịch cộng đồng thôn My Bắc đã thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Ý, Mỹ... đến thăm quan nghiên cứu, tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân tộc Pà Thẻn như: các làn điệu dân ca, Lễ hội nhảy lửa; đặc biệt là những bộ trang phục sặc sỡ được chị em phụ nữ thêu dệt bằng những đôi tay khéo kéo qua nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Vì thế HTX Dệt thổ cẩm xã Tân Bắc chính là nơi tập trung lưu giữ những các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, là điểm truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ ngày nay; thông qua việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh dân tộc Pà Thẻn từ những sản phẩm dệt truyền thống, từ chính bản thân những du khách vào thôn Du lịch cộng đồng nên những sản phẩm từ nghề thêu, dệt của HTX dệt thổ cẩm xã Tân Bắc giờ đây không chỉ cung ứng cho khách hàng tại chỗ mà còn được sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Trước sự phát triển đầy năng động của HTX, Ban Chủ nhiệm HTX định hướng trong thời gian tới HTX sẽ tiếp tục dệt, thêu và phát triển thêm các loại sản phẩm như túi đeo, túi điện thoại, túi xách tay, ví, gối, khăn trải bàn và các loại quần áo Nam, Nữ, Trẻ em; những bộ trang sức dành cho thiếu nữ, cô dâu... đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay; Không ngừng quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho khách Du Lịch đến thăm quan tại Làng văn hoá Du Lịch Cộng đồng thôn My Bắc... và quan trọng nhất là thực hiện nghiêm túc những điều khoản ký kết với các tổ chức, các Công ty Thương mại – Dịch vụ du lịch trong và ngoài nước nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm truyền thống của HTX.

 

Tôi chợt nhớ lời phát biểu đầy tự hào của chị Lý Thị Phương, xã viên HTX tại một Hội nghị: Có tay nghề dệt truyền thống, tham gia vào hợp tác xã vừa có được niềmvui trong công việc, vừa có được nguồn thu nhập ổn định và nhất là thường xuyên được mặc những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, quảng bá nét đặc trưng của hình ảnh dân tộc Pà Thẻn trước đông đảo du khách vào xã du lịch thì ai chẳng thích. Trước sự năng động trong sản xuất kinh doanh của HTX, trước sự gắn bó của HTX với truyền thống dân tộc nên HTX Dệt Thổ cẩm truyền thống xã Tân Bắc của chúng tôi được ví như một “bông hoa rừng” rực rỡ trong nền kinh tế tập thể của tỉnh nhà...


Lan Hương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX - Nơi trao gửi niềm tin của người dân Hoàng Su Phì
HGĐT - 40 HTX thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp xây dựng – TTCN, dịch vụ tổng hợp... đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã tạo được lòng tin và khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển sản xuất; cải thiện đời sống và góp phần xóa đói giảm nghèo.
20/09/2013
“Ngày mùa” của Tổ dịch vụ Nông nghiệp Bản Loan
HGĐT - Trên 60% điện tích đất sản xuất của người dân thôn Bản Loan, xã Yên Định (Bắc Mê) trong vụ mùa vừa qua đã được sự “giúp sức” của Tổ dịch vụ Nông nghiệp thôn để kịp thời gieo cấy đúng khung mùa vụ. Tổ dịch vụ này không chỉ góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất cho cây trồng mà còn giúp người dân tiếp cận nhanh, hiệu quả hơn với các dịch vụ nông nghiệp.
19/09/2013
Tùng Vài phát triển bền vững cây thảo quả
HGĐT - Cách trung tâm huyện Quản Bạ 12km, đường lên xã Tùng Vài giờ đã được rải nhựa, đi lại dễ dàng hơn. Được biết: Những năm gần đây, cây thảo quả đã và đang trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần bảo vệ rừng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống.
18/09/2013
Sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh
HGĐT - Năm 2012, tình hình sản xuất cây vụ Đông ở Yên Minh diễn ra trong điều kiện hết sức phức tạp vì điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Năm nay, huyện tiến hành triển khai kế hoạch và phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ Đông 2013 sớm hơn những năm trước với mục tiêu sản xuất trên diện tích 897 ha, chú
18/09/2013