Để nông sản thành hàng hóa

07:55, 21/08/2013

HGĐT- Những năm gần đây, tỉnh ta đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Mục tiêu là các nông sản làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dân mà còn được trao đổi trên thị trường và mục tiêu này được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Thế nhưng, hiện tại mặt hàng nông sản của tỉnh trao đổi trên thị trường còn ít, trong khi nhu cầu lại rất lớn.


Để tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã thực hiện cuộc cách mạng trong khâu giống. Sau nhiều năm tìm tòi, kiên trì vận động, nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi, trồng. Sự chuyển biến này đã giúp cho nền nông nghiệp của tỉnh có bước tiến vượt bậc. Diện tích gieo trồng liên tục mở rộng, năng suất, sản lượng tăng qua các năm. Các loại giống lúa lai, lúa chất lượng cao như HT1, LC2, Bắc thơm, Tám thơm... đã chiếm ưu thế trong cơ cấu giống. Ở các huyện trọng điểm như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, ngoài diện tích lúa lai chất lượng cao chiếm trên 90% diện tích, cây ngô cũng được gieo trồng với các dòng giống mới như NK4300, CP999, NK67, 54, Bioseed...; đối với cây đậu tương được gieo trồng bằng các giống mới, chủng loại phong phú, chủ yếu là DT 84, 92, 95. Nhằm chủ động về nguồn giống trong sản xuất, tỉnh đã giao cho Sở NN & PTNT, Trung tâm giống Phó Bảng và Trung tâm giống Đạo Đức phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Trung ương tìm ra giống mới thích hợp. Cuộc cách mạng về giống đã góp phần quan trọng tăng sản lượng, chất lượng nông sản của tỉnh. Theo báo cáo đánh giá của ngành Nông nghiệp, năng suất, sản lượng lương thực có hạt liên tục tăng trưởng qua các năm. Trong vụ Đông - xuân 2012 - 2013 vừa qua, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 96.000 ha, trong đó đó diện tích lúa đạt 9.712 ha; ngô và lương thực có hạt đạt 42.242 ha, chiếm 44% tổng diện tích; nhóm cây chất bột có củ 8.047 ha...; tổng sản lượng lương thực có hạt thu hoạch trong vụ đạt 123.488 tấn, tăng 12.240 tấn so với cùng vụ năm 2012. Ngoài ra, sản lượng đậu tương đạt 9.103 tấn; lạc đạt 11.000 tấn. Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng không ngừng được mở rộng với tổng đàn trâu 159.528 con, đàn bò 104.680 con, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 2,7%; đàn lợn 475.180 con; đàn gia cầm 3.529.400 con, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2012... Đây là điều kiện thuận lợi để mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều nông sản tiêu thụ trên thị trường.



Sản phẩm ngô của nông dân địa phương được Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần thu mua.

 

Tuy nhiên, khi các giống cây trồng, vật nuôi mới cùng các biện pháp khoa học kỹ thuật được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, sản lượng thì đầu ra cho nông sản cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh khẳng định: Các mặt hàng nông sản của tỉnh ta làm ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Trước đây, đã có một vài công ty, doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Nhưng sau thời gian ngắn triển khai, các công ty trên không thu mua được là bao nên đành từ bỏ việc bao tiêu sản phẩm. Nguyên nhân được các đơn vị đưa ra người dân làm không tập trung, sản lượng quá thấp, hơn nữa sau khi thu hoạch, người nông dân thường không muốn bán sản phẩm mà chủ yếu để tiêu dùng. Hiện tại, Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần có thu mua, bao tiêu sản phẩm ngô cho người dân, nhưng cũng chỉ hoạt động trong phạm vi nội huyện.

 

Theo nhận định hiện nay, nhu cầu lương thực, đặc biệt là ngũ cốc của thế giới đang tăng cao nên chúng ta hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vấn đề quan trọng hiện nay là phải tạo ra được nhiều mặt hàng nông sản có chất lượng cao, có như vậy mới chiếm lĩnh được thị trường. Mặt khác, để nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh thực sự trở thành hàng hoá, có nhiều nông sản được trao đổi trên thị trường, ngoài những đổi mới, chuyển biến về khâu giống thì việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, nâng cao nhận thức của người nông dân cũng rất quan trọng. Khi nhận thức của người dân được nâng cao thì các nông sản làm ra hoàn toàn theo quy luật điều tiết của thị trường và khi đó chúng ta sẽ chủ động trong sản xuất để cung ứng ra thị trường những sản phẩm đáp ứng nhu cầu.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo phát triển các doanh nghiệp KHCN, giai đoạn 2013 - 2015
HGĐT- Ngày 20.8, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, Bộ KHCN tổ chức Hội thảo Phát triển các doanh nghiệp KHCN tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2013 - 2015. Đến dự có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh. Đại diện một các sở, ban, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN,
20/08/2013
Thu thuế XNK - áp lực những tháng cuối năm
HGĐT- Tính đến trung tuần tháng 7, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh đạt trên 245 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số thu thuế chỉ đạt trên 177 tỷ đồng, giảm trên 38% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 35% chỉ tiêu pháp lệnh. Con số trên đang đặt lên vai ngành Hải quan Hà Giang nhiều áp lực, đòi hỏi có giải pháp
19/08/2013
Thanh Long ruột đỏ đơm hoa, kết trái trên đất Tân Quang
HGĐT- Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.
19/08/2013
Phụ nữ Mèo Vạc từng bước thoát nghèo bền vững
HGĐT- Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mèo Vạc Nguyễn Thị Thanh Minh khi nói về những đổi thay trong đời sống của người dân trên địa bàn. Với quyết tâm vươn lên từng bước thoát nghèo bền vững, phụ nữ Mèo Vạc đang dần khẳng định là một trong các nhân tố quyết định tạo nên diện mạo đổi mới trên vùng đất khó.
16/08/2013