Các phương án, đề án nông nghiệp, nông thôn giúp Yên Minh xóa đói, giảm nghèo

07:29, 29/08/2013

HGĐT- Hơn 2 năm qua, huyện Yên Minh luôn quan tâm, thực hiện các phương án, đề án của tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã góp phần không nhỏ giúp người dân có thêm điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói nghèo. Thực hiện tốt các đề án, phương án là cơ sở giúp huyện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra trong giai đoạn 2011 – 2015.



            Người dân thôn Séo Hồ (Yên Minh) phát triển chăn nuôi lợn thịt.

Đối với địa bàn huyện vùng cao, cuộc sống của người dân dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì việc thực hiện có hiệu quả các phương án, đề án của tỉnh như: Chuyển đổi chất đốt cho 4 huyện vùng cao phía Bắc; phát triển cây dược liệu; phát triển cây vụ Đông theo công thức luân canh; phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh; phương án trồng rừng cảnh quan... có ý nghĩa quan trọng tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Xác định rõ điều đó, trong những năm qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Yên Minh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt, xây dựng kế hoạch, giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Bên cạnh đó, để tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn, ngoài vốn các đề án, phương án, huyện thực hiện lồng ghép thêm nhiều nguồn vốn khác như vốn sự nghiệp nông nghiệp trọng tâm; vốn Chương trình 30a, Chương trình 135 giai đoạn II; vốn Chương trình xây dựng NTM. Nhờ đó, hầu hết các phương án, đề án được triển khai đồng bộ, bước đầu đạt kết quả khả quan.


Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh được huyện đặc biệt quan tâm bởi đây là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo. Trên cơ sở đề án của tỉnh, huyện khảo sát thực tế, xây dựng phương án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 phù hợp với thực tế chăn nuôi của địa phương. Năm 2011, ban hành Phương án 03 về phát triển chăn nuôi mô hình trang trại quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa tập chung có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Theo phương án, huyện hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng với số vốn vay từ 100 đến 200 triệu đồng cho các hộ phát triển trang trại; hỗ trợ 10 đến 15 triệu đồng làm chuồng trại; 1 triệu đồng/năm thực hiện các dịch vụ thú y; tạo các điều kiện cho thuê đất nếu có nhu cầu. Qua đó, huyện có gần 20 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn, bò. Huyện cũng triển khai thực hiện nội dung khác theo đề án của tỉnh như: Hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình điểm về phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; hỗ trợ truyền tinh nhân tạo cho bò cái sinh sản thực hiện ở xã Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Thài, Lũng Hồ, Đường Thượng... Việc thực hiện đề án giúp huyện từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính với tốc độ tăng đàn gia súc bình quân trên 7%/năm; tổng đàn gia súc đạt trên 99.000 con, tăng trên 20.000 con so với năm 2010.


Đề án phát triển cây đậu tương hàng hóa tập trung được huyện triển khai có hiệu quả. Huyện đưa giống mới DT 84 cấp I (giống mới) vào thay thế giống DT84 đang gieo trồng hiện nay do thoái hóa, cho năng suất thấp thông qua việc hỗ trợ 100% giá giống cho các xã. Kết quả, diện tích gieo trồng đậu tương được trồng bằng giống mới cho năng suất cao, đến năm 2012, tổng diện tích đậu tương toàn huyện đạt trên 4.000 ha, năng suất đạt trên 13 tạ/ha, sản lượng đạt trên 5.500 tấn, tăng hàng nghìn tấn so với năm 2010. Đề án chuyển đổi chất đốt cũng được huyện quan tâm thực hiện. Huyện chọn mẫu bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu theo mô hình từ xã Phố Cáo (Đồng Văn). Giá xây dựng 1 bếp cải tiến là 400.000 đồng, huyện hỗ trợ kinh phí cho bà con thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền cho bà con đăng ký. Nhờ đó, đến nay huyện có gần 2.500 bếp cải tiến, trong đó có trên 2.000 bếp thực hiện trong năm 2012. Trong việc triển khai đề án cũng còn khó khăn đó là khối lượng bếp thực hiện theo đăng ký lớn, số hộ đăng ký là hộ nghèo những tỉnh không cấp ứng kinh phí cho dân mua vật liệu nên tiến độ thực hiện chậm.


Một trong những phương án được huyện quan tâm toàn diện đó là “Phương án đảm bảo giá trị sản phẩm đạt 30 triệu đồng/ha đất canh tác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015”. Huyện chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch sản xuất theo vùng, lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng thời vụ, đảm bảo tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tăng cường, mở rộng diện tích trồng 3 vụ. Tiếp tục triển khai thực hiện, đánh giá, nhân rộng các mô hình sản xuất, trong năm 2012 và năm 2013, huyện triển khai một số mô hình như: Mô hình thâm canh cánh đồng mẫu gắn phát triển cây vụ Đông tại thôn Bục Bản (thị trấn Yên Minh); mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao tại thôn Cốc Cai (Mậu Duệ). Ngoài ra, phương án trồng cây cảnh quan; đề án phát triển cây dược liệu; đề án các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được huyện tập trung triển khai đồng bộ và đạt được kết quả nhất định.


Tuy nhiên, trong việc triển khai, thực hiện các đề án, phương án đều gặp những khó khăn, đặc biệt là nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh cấp chậm, chưa thường xuyên; sự hỗ trợ đã có nhưng còn quá ít so với nhu cầu thực tế bởi đa phần các hộ tham gia các phương án, đề án nằm trong khu vực nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn. Qua rà soát, phân tích, xác định những chỉ tiêu trong các đề án, phương án phù hợp với thực tế của địa phương, huyện đề nghị xin điều chỉnh chỉ tiêu tại một số đề án, phương án cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó, Đề án phát triển cây đậu tương hàng hóa tập trung, điều chỉnh diện tích gieo trồng đến năm 2015 là 4.300 ha, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha, sản lượng 6.450 tấn. Đề án di dời các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua rà soát, huyện đề suất tỉnh điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu di chuyển các hộ dưới hình thức xen ghép trong giai đoạn 2013-2015 là 279 hộ tại 18 xã, thị trấn...


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản lượng điện sản xuất, điện thương phẩm tăng cao
HGĐT- Trong những tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất, điện thương phẩm của tỉnh ta tăng cao nhất từ trước đến nay và đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc. Đây là tín hiệu vui, khẳng định sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của ngành Công nghiệp nói riêng.
28/08/2013
Ngành Thuế với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
HGĐT- Cách đây 68 năm, khi còn trong tình thế khó khăn, thế và lực giữa ta và địch hoàn toàn bất cân xứng, nạn đói diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước Ngân khố của đất nước quá khó khăn, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời còn non trẻ đã ban hành Sắc lệnh “Lập ra một Sở Thuế và thuế Gián thu” đánh dấu sự ra đời của ngành Thuế Nhà nước, nhằm tập
28/08/2013
Hội Nông dân huyện Mèo Vạc: Phát huy vai trò nòng cốt giúp hội viên xóa nghèo
HGĐT- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), thời gian qua Hội Nông dân huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội gắn với phong trào XDNTM. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
27/08/2013
Vị Xuyên tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh lúa mùa
HGĐT- Vụ mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.670 ha lúa, đạt 99,97% so với kế hoạch. Trong đó lúa lai chiếm 3.193 ha diện tích (bao gồm các giống lúa Nhị ưu 838, 725, TH3-3, Việt Lai) và 1.477,3 ha lúa thuần với các giống HT1, Khang dân, PC6. Hiện lúa mùa toàn huyện đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, đây cũng là thời điểm rất quan trọng trong việc quyết định đến
23/08/2013