Mèo Vạc nỗ lực phát triển kinh tế “mũi nhọn”

17:57, 09/07/2013

HGĐT- Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp (CN-TCN), thương mại, dịch vụ (TM-DV). Huyện Mèo Vạc không chỉ XĐGN nhanh, bền vững mà còn đang đưa nền kinh tế của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt, khẳng định vị trí quan trọng trên Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.



Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc được nâng cấp, tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi, buôn bán.

Qua tìm hiểu được biết, do xác định phát triển CN-TCN, TM-DV là một trong những chương trình KT-XH trọng tâm. Ngay từ tháng 7.2011, huyện đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển CN-TCN giai đoạn 2011-2015. Từ khi triển khai, đã thu hút vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng vào các công trình thủy điện. Đến nay đã hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3, công suất thiết kế 110 MW, điện sản xuất bình quân 507 triệu Kwh/năm. Nhà máy Thủy điện Nho Quế 2 công suất thiết kế 48MW, Thủy điện Sông Nhiệm 3, Thủy điện Nho Quế 1 đang tiếp tục thi công. Các cơ sở sản xuất TCN phục vụ xây dựng, đời sống được duy trì, lượng sản phẩm làm ra đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Trên cơ sở đó, huyện đang phấn đấu tỷ trọng CN, xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2015 chiếm 43,65%; nâng giá trị sản xuất CN-TCN từ 60 tỷ đồng năm 2010 lên trên 350 tỷ đồng vào năm 2015.


Đồng chí Nguyễn Chí Thường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Dựa trên những lợi thế để phát triển là việc làm đã được huyện thực hiện khá hiệu quả. Với nhiều lợi thế riêng về phát triển thủy điện, kinh tế biên mậu; huyện đang tập trung vào ngành mũi nhọn đó chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN, TM-DV. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành TM-DV đến năm 2015 đạt trên 320 tỷ đồng, tăng hơn 2,67 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 22%, tỷ trọng TM-DV chiếm 38,25 % trong cơ cấu kinh tế”. Hoạt động TM-DV trên địa bàn huyện ngày càng sôi động, phong phú, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt trên 20%. Cơ cấu giá trị gia tăng của ngành năm 2013 đạt 35,72%, tăng 0,96% so với năm 2010. Chợ trung tâm huyện và hệ thống chợ nông thôn các xã được xây dựng mới, nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa và phục vụ các mặt hàng thiết yếu. Cặp cửa khẩu Săm Pun-Điền Bồng từng bước được đầu tư xây dựng, hướng tới phát triển kinh tế (KT) biên mậu. Các loại hình kinh doanh (KD), DV phát triển đa dạng, số hộ KD các loại hình DV liên tục tăng. Mạng lưới dịch vụ viễn thông, internet phát triển nhanh chóng. Theo đó, để đẩy nhanh tốc độ phát triển, huyện đã cấp giấy phép KD cho 225 hộ cá thể và hợp tác xã (HTX). Đến nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 24 HTX với tổng vốn điều lệ 17,915 tỷ đồng. Đóng góp của các HTX vào ngân sách hàng năm trên 2 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có 7 doanh nghiệp (DN) và 3 công ty cổ phần được thành lập và hoạt động, nộp ngân sách Nhà nước 122,401 tỷ đồng. Toàn huyện có 678 hộ KD cá thể nộp ngân sách Nhà nước 2,678 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 97,5 tỷ đồng (trong đó mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 59,48 tỷ đồng). Hệ thống chợ được duy trì hoạt động thường xuyên, các mặt hàng chính sách, thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của người dân. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15,545 tỷ đồng. DV vận tải đạt 5,21 tỷ đồng, vận chuyển hành khách đạt 1,91 tỷ đồng, DV nhà hàng, nhà nghỉ... đạt 5,63 tỷ đồng, thu hút 9.500 lượt du khách/năm. Với một huyện nghèo, nhiều khó khăn như Mèo Vạc, có được kết quả này được xem là bước chuyển biến lớn, khẳng định vị trí quan trọng của huyện trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.


Tuy nhiên, vẫn cần nhìn thẳng vào thực tế đó chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Mèo Vạc phát triển mạnh nhưng chưa bền vững, phần lớn còn dựa vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Sản lượng khai thác quặng, chế biến chè... chuyển dịch cơ cấu KT nhóm ngành DV chưa đạt. Thu hút vốn đầu tư từ các thành phần KT còn hạn chế, nhiều dự án còn chậm tiến độ. Năng lực của một số DN, HTX trên địa bàn huyện chưa được phát huy, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều DN, HTX phải ngừng hoạt động. Việc nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến, ứng dụng các đề tài KHKT trong sản xuất chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Mèo Vạc đang tích cực triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đầu tư, khuyến kích phát triển KT-XH, tiếp tục thực hiện tốt việc đăng ký KD, quản lý sau đăng ký, đảm bảo các thành phần KT hoạt động đúng luật, có hiệu quả và đóng góp tích cực cho ngân sách. Với mục tiêu đề ra, đó là nâng giá trị sản xuất CN-TCN lên 350 tỷ đồng năm 2015, trong đó tập trung chủ yếu vào khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất điện, khai thác đá, cát, sỏi...; quản lý hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình, dự án xây dựng cơ bản; xây dựng các làng nghề giúp nhân dân XĐGN, phát triển mạnh các HTX TCN, Mèo Vạc đang tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực tại chỗ đi đôi với lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, DN để đầu tư kết cấu hạ tầng. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý. Tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị. Triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết một số khu, cụm CN theo quy hoạch tổng thể ngành CN đến năm 2015. Chú trọng phát triển TCN và các ngành nghề mới, làng nghề truyền thống.


Với nỗ lực trên nền tảng phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, có thể khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của huyện Mèo Vạc trong thời gian tới. Đặc biệt, khi ngành KT mũi nhọn được đẩy mạnh không gì khác đó chính là đời sống nhân dân trên địa bàn sẽ ngày một ấm no.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dự án “Ngân hàng bò” cứu cánh của hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn
HGĐT- Với mục tiêu giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng nặng do thiên tai… có bò giống để phát triển chăn nuôi, góp phần từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
27/06/2013
Đang về no ấm
HGĐT- Trên quê hương Mèo Vạc hôm nay, thênh thang dạo bước trên những con đường được rải bê tông sạch sẽ, giữa ngào ngạt hương ngô đang độ trổ cờ vút tầm mắt trên sườn núi, hòa trong nhịp sống mới với những ngôi nhà nối nhau mọc lên và chứng kiến sự đổi thay trong cuộc sống người dân mới thấy “bức tranh tươi mới” mang hơi thở ấm no đang về nơi đây.
27/06/2013
Cho rừng Mèo Vạc thêm xanh
HGĐT - Giữa không gian hoang vu, lạnh lẽo, một màu xám xịt của bạt ngàn đá tai mèo, sống một cuộc sống nước ít, đá nhiều mới hiểu hết giá trị của những rừng cây xanh. Đến với Mèo Vạc hôm nay mới thấy, trên dãy núi đá điệp trùng, những cánh rừng đang dần dần lên xanh...
26/06/2013
Lan tỏa mãnh liệt từ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nông nghiệp – nông thôn
HGĐT - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy “Lấy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm nòng cốt, làm nội dung cho các phong trào thi đua khác”; trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, cấp ủy cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng được hàng nghìn mô hình vừa có ý nghĩa thiết thực trong phát triên kinh tế, vừa thể hiện rất rõ tinh thần tương thân,
26/06/2013