Thực hiện dân chủ – “chìa khóa” thành công của các HTX

08:21, 20/06/2013

HGĐT- “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Câu nói của Bác Hồ đã trở thành “kim chỉ nam” cho mọi sự thành công, không chỉ ở một lĩnh vực nào đó mà ở tất cả mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, VH-XH, AN-QP, bảo vệ và xây dựng đất nước... Từ khi có Luật Hợp tác xã (HTX) mới, tỉnh ta có nhiều HTX ra đời, góp phần không nhỏ vào mô hình kinh tế tập thể, làm thay đổi nhận thức của một bộ phận nông dân, người lao động nhìn nhận về HTX và xã viên HTX.


Những thành công của nhiều HTX trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã làm nên nhiều sắc màu trong nền kinh tế “đa thành phần” trên vùng đất dốc. Ngoài những thu nhập ổn định cho đời sống xã viên, người lao động, nó còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vê AN-QP, bảo vệ sự an toàn, trật tự, xây dựng sự đoàn kết ở các khu dân cư, các bản làng ở xa xôi, hẻo lánh. Kinh tế ổn định cũng là một mục tiêu để nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó là việc những HTX tham gia vào thực hiện các chương trình, mục tiêu của tỉnh, Quốc gia như: Chương trình 135,134,167, chương trình 5 triệu héc-ta rừng, XĐGN, xây dựng mô hình kinh tế bền vững...

 

Như HTX sản xuất vật liệu xây dựng huyện Mèo Vạc đã là nơi cung cấp vật liệu xây dựng chủ công cho Chương trình 30a của Chính phủ trên địa bàn huyện, thậm chí còn cung cấp cả sang huyện Đồng Văn hay Yên Minh. Và khi đã cung cấp vật liệu cho nhiều công trình thì nhu cầu sử dụng lực lượng lao động và xã viên HTX cũng tăng lên. Khi sản phẩm làm ra bán chạy, có thương hiệu sẽ kéo theo thu nhập của HTX, của xã viên cũng tăng lên, vốn để tái đầu tư cũng tăng, bảo đảm cho nhu cầu phát triển sản xuất. Hay HTX Vận tải Ngọc Cường tại thành phố Hà Giang, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, đóng góp cho Nhà nước nhiều hơn, giải quyết nhiều việc làm cho lao động. Rồi những HTX Dịch vụ tổng hợp ở Nghĩa Thuận, ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ là những ví dụ điển hình. Gặp gỡ, nói chuyện với xã viên, cán bộ chủ nhiệm HTX, họ đều khẳng định: Việc thực hiện dân chủ là chìa khóa để thành công; mọi lĩnh vực kinh doanh, nguồn vốn sẵn có, nguồn vốn vay hay vốn chương trình khi thực hiện đều được mang ra bàn bạc trước xã viên. Chỉ kinh doanh, sử dụng nguồn vốn khi được sự thống nhất cao và như thế lúc nào cũng mang lại hiệu quả hài hòa cho HTX và khách hàng của HTX.

 

Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 750 HTX ở các lĩnh vực, các ngành nghề kinh doanh, trong đó HTX Nông nghiệp là nhiều nhất, có trên 190 HTX, dịch vụ tổng hợp có 187 cơ sở và 180 HTX khai thác - xây dựng... Tuy nhiên trong số đó cũng có trên 30 HTX đã ngừng hoạt động vì nhiều lý do, nhưng lý do cốt yếu vẫn là thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, thiếu “đầu ra” cho sản phẩm. Đặc biệt là thiếu dân chủ, thiếu sự điều phối lao động hài hòa, sử dụng vốn tập thể một cách tùy tiện, hoặc đưa ra những giải pháp kinh doanh chưa thật đúng, thật trúng...

 

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá IX), BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết Chuyên đề số 03/2001 quy định “Một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế HTX trong tỉnh”; UBND tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo các sở, ban,ngành, UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết theo lĩnh vực quản lý. Từ đó các cấp uỷ Đảng, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện một số chính sách, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX tiếp tục phát triển, nhiều mô hình HTX đã hình thành phù hợp với sự phát triển chung trong nền kinh tế của tỉnh.

 

Để kinh tế tập thể phát triển ổn định, bền vững trên vùng đất khó như tỉnh ta, là cầu nối cho kinh tế vùng miền, tránh việc sản xuất hàng hóa manh mún... Thiết nghĩ, việc đầu tiên các cơ sở HTX phải trở thành mũi nhọn trong công tác vệ tinh có định hướng hàng hóa, kinh tế ở khu vực ấy. Đồng thời tính tập trung dân chủ trong HTX là chủ đạo cho mọi hoạt động, mọi ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là tránh việc cán bộ đặc quyền, đặc lợi, làm giảm năng lực phát triển của một nền kinh tế đang đi đúng định hướng trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước.


HỮU THỤY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì Tổng kết giai đoạn II Dự án tăng cường sự tham gia phát triển KT-XH
HGĐT - Ban điều hành Dự án Plan Hoàng Su Phì (Văn phòng Dự án Plan vùng Hà Giang) vừa tổng kết giai đoạn II (2011-2013) Dự án tăng cường sự tham gia phát triển KT-XH giảm nghèo.
31/05/2013
Hiệu quả mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng thiết bị sản xuất
HGĐT- Cùng với việc khuyến khích hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp phát triển thương hiệu, đăng ký bao bì sản phẩm và đào tạo nghề lao động tại chỗ; những năm qua, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương (KCXTCT) còn hỗ trợ nhiều HTX, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thiết bị máy móc áp dụng vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; nhằm khuyến khích các đơn vị
30/05/2013
Ước tổng sản lượng lương thực vụ Đông - xuân trên 115.000 tấn
HGĐT- Vụ Đông - xuân năm nay, toàn tỉnh gieo trồng trên 9.600 ha lúa,9.200 ha ngô; trong đó, diện tích lúa lai đạt trên 73%, ngô lai chiếm hơn 64%.
29/05/2013
Thực trạng các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
HGĐT- Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau 15 năm tổ chức thực hiện, đến nay tỉnh ta có 18 doanh nghiệp cổ phần, trong đó có 13 công ty có vốn Nhà nước, 12 công ty đã được bàn giao cho Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
19/06/2013