Cho rừng Mèo Vạc thêm xanh

07:44, 26/06/2013

HGĐT - Giữa không gian hoang vu, lạnh lẽo, một màu xám xịt của bạt ngàn đá tai mèo, sống một cuộc sống nước ít, đá nhiều mới hiểu hết giá trị của những rừng cây xanh. Đến với Mèo Vạc hôm nay mới thấy, trên dãy núi đá điệp trùng, những cánh rừng đang dần dần lên xanh...


Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài nên nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đứng trước nguy cơ cháy rừng rất cao. Mặc dù vậy, những cánh rừng ở Mèo Vạc vẫn ngày một thêm xanh trên núi đá tai mèo. Có được điều này là do huyện đã biết cách phát huy sức dân, đồng thời coi bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển KT –XH trên địa bàn. Nếu như những năm trước, tình trạng cháy rừng ở Mèo Vạc vẫn còn diễn ra do ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế; tập quán canh tác đốt nương, làm rẫy của bà con nhân dân cũng là tác nhân gây nên cháy rừng. Trước tình hình đó, huyện Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt, trong đó trọng tâm làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, đồng thời gắn lợi ích của nhân dân vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Vì vậy, trong gần một năm qua, nạn cháy rừng gần như đã được đẩy lùi. Để duy trì và phát huy tính hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng, huyện Mèo Vạc đã coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Đồng thời chủ động xây dựng, bám sát kế hoạch trồng rừng mới, trồng rừng phòng hộ, trồng cây phân tán... Ban Quản lý dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng huyện đã tích cực tổ chức chỉ đạo nhân dân thực hiện bảo vệ tốt diện tích rừng đang hưởng tiền công, lương thực hỗ trợ. Bên cạnh đó còn chủ động phối hợp cùng Hạt kiểm lâm huyện tiến hành tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Với sự kịp thời trong việc hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ rừng đã và đang tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, thu hút đông đảo bà con tham gia. Đây cũng được xem là một trong những nhân tố góp phần giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống. Theo đó, mỗi năm huyện cấp phát trên 300 tấn gạo cho các hộ dân tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng.

 

Nhìn từ thực tế có thể nhận thấy, những cánh rừng được cộng đồng dân cư bảo vệ, lượng cây tái sinh tăng lên hàng năm, chất lượng rừng tăng lên rõ rệt. Nhiều diện tích trước đây là rừng thứ sinh nghèo kiệt, do được bảo vệ tốt nên đã trở thành rừng có trữ lượng trung bình. Có được điều đó là do các thôn bản trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã xây dựng và thành lập hương ước, quy ước nên đã nâng cao ý thức tự quản, tự bảo vệ trong cộng đồng. Đi cùng với đó chính là tình trạng chặt phá, khai thác lâm sản được chấm dứt. Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Chí Thường cho rằng: “Để giữ rừng và phát triển rừng thì trước hết phải làm cho người dân hiểu được lợi ích mang lại từ rừng. Quan trọng nhất chính là việc hiểu đúng thế nào là phá rừng thì công tác bảo vệ rừng mới mang lại hiệu quả. Không phải chặt một cây to mới gọi là phá rừng, mà bất kể chặt một loại cây gì từ rừng dù to hay nhỏ đều coi đó là hành động phá rừng”. Từ quan điểm đó, huyện đã chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo, giám sát, phân công các thành viên kết hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Sau khi nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng được nâng cao, cuộc sống dần ổn định đã một lần nữa khẳng định tính kịp thời trong việc đưa ra giải pháp hợp lòng dân. Anh Thào Sái Nô, thôn Há Dấu Cò, xã Cán Chu Phìn cho biết: “Người dân trong xã bây giờ không ai chặt phá rừng nữa. Thay vào đó mọi người còn động viên nhau tham gia khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Các hộ hàng ngày cử người vào khu rừng của gia đình để kiểm tra và chăm sóc”.

 

Hiệu quả trong công tác khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng ở Mèo Vạc đã và đang phát huy mạnh mẽ. Đó không chỉ là nhân tố góp phần làm cho đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, AN – QP được giữ vững, công tác an sinh xã hội được đảm bảo mà hơn hết chính là tạo ra môi trường sinh thái trên vùng Công viên ĐCTCCNĐ Đồng Văn, ở đó màu xanh đang bao trùm, xua tan cái hoang vu, lạnh lẽo của núi đá tai mèo.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trung tâm Thủy sản chú trọng đến con giống “chất lượng, sạch bệnh”
HGĐT - Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993, nhiều năm qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh luôn nỗ lực, phát huy tối đa nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu, sản xuất, cung ứng con giống thủy sản nước ngọt “chất lượng, sạch bệnh” nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà trong việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), tạo việc làm ổn định cho người dân trên địa bàn.
26/06/2013
Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở Bắc Quang
HGĐT- Những năm qua, Bắc Quang luôn được coi là một trong những huyện có sự phát triển khá, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc nâng cao năng xuất, sản lượng của tỉnh. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Quang Phùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang về chủ trương và biện pháp triển khai của huyện
25/06/2013
Tín dụng vùng cao: “Ba tiêu chí”
HGĐT- Những năm 90, dòng xoáy khởi đầu dữ dội cho một thời kỳ đổi mới đã chỉ đường mở lối. Tôi lên với Đồng Văn, địa đầu cực bắc Tổ quốc. Niềm khao khát về một vùng đất lạ giúp tôi mạnh dạn nộp hồ sơ xét tuyển vào Agribank. Cần trên tay quyết định làm cán bộ tín dụng tại Agribank Đồng Văn, tôi vô cùng phấn khởi. Nhớ ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất cao nguyên đầy gió và
25/06/2013
Nhiều hộ gia đình sử dụng hiệu quả vốn vay
HGĐT- Trong những năm qua, phường Minh Khai (TPHG) có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế đa thành phần, đa thu nhập, từ những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm... số hộ khá, giàu của phường ngày một tăng. Để đạt được điều đó, ngoài sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự cố gắng của mỗi gia đình còn có động
25/06/2013