English | Tiếng Việt
Thứ 5, 23/01/2025, 13:48

Thành công Mô hình “Cho cá Bỗng sinh sản tại nhà các hộ dân”

17:21, 17/05/2013

HGĐT - Với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/1kg, cá Bỗng là loài có giá trị thương phẩm cao, được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên những năm gần đây vấn đề cung cấp con giống cho các hộ nuôi cá gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống cạn kiệt.


Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng.

 


Lãnh đạo huyện Quang Bình, Sở Nông nghiệp – PTNT, Trung tâm Thủy sản tỉnh kiểm tra cá giống và bàn giao mô hình cho hộ dân.

Từ những yêu cầu trên, Trung tâm Thủy sản Hà Giang đã phối hợp với huyện Quang Bình thực hiện Mô hình “Cho cá Bỗng sinh sản tại nhà các hộ dân” tại xã Hương Sơn, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huyện Quang bình hỗ trợ ống nước, lều bạt; Trung tâm Thủy sản Hà Giang hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật; người dân bỏ công lao động, địa điểm, thức ăn cho cá... Đến nay mô hình đã thành công, mang lại kết quả rất khả quan, bàn giao cho hộ dân. Mô hình được thực hiện thành công trên 4 đôi cá Bỗng bố mẹ của gia đình ông Hoàng Kim Sông, thôn Buông (xã Hương Sơn). Sau 3 tháng thực hiện đã cho ấp nở thành công 40.000 cá con khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn xuất bán. Với giá 5.000 – 10.000 đồng 1 con cá giống bằng đầu đũa như hiện nay, thì trừ chi phí vật tư, thiết bị, thức ăn... lợi nhuận tối thiểu thì gia đình ông Hoàng Kim Sông cũng thu được khoảng 200 triệu đồng.

 

Ông Vi Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Để triển khai thực hiện mô hình, bước đầu cũng gặp khó khăn trong công tác vận động các hộ dân, vì mô hình thực hiện trên chính cá Bỗng bố mẹ của hộ gia đình tham gia, nên đa số ngần ngại không muốn tham gia sợ chết cá bố mẹ, Trung tâm đã phải cử cán bộ xuống từng hộ dân tuyên truyền vận động và qua đó người dân thấy được lợi ích của việc cho cá Bỗng sinh sản tại hộ gia đình nên đồng ý tham gia. Trung tâm đã phối hợp với UBND xã Hương Sơn, Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình chọn hộ, chọn địa điểm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đồng thời cam kết mua lại với giá thỏa đáng cá bố mẹ nếu không thành công. Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ của Trung tâm đã ăn, ở cùng người dân, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật như quy trình nuôi bỗ cá bố mẹ, cho sinh sản nhân tạo, ương cá bột lên cá hương, điều chỉnh lượng thức ăn, điều tiết các yếu tố khác cho hợp lý, kịp thời, tránh thiệt hại tới cá ương nuôi trong ao.

 

Tại buổi nghiệm thu, bàn giao mô hình, ông Hoàng Kim Sông đã không giấu được sự vui mừng cho biết: Từ trước đến nay, các hộ dân trong thôn, trong xã nuôi cá Bỗng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên bắt được ở các sông, suối của xã hoặc mua từ địa phương khác về, nay mô hình cho cá Bỗng sinh sản tại nhà thành công không những mang lại thu nhập cho gia đình mà còn chủ động nguồn giống cung cấp cho các hộ dân trong xã, đồng thời bảo vệ được nguồn gen quý cá Bỗng Hương Sơn...

 

Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT khẳng định: Đây là mô hình kết hợp giữa người dân, nhà khoa học với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay có thể khẳng định mô hình đã thành công 100%. Việc thực hiện thành công mô hình không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn; giúp người dân có thêm nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất cá Bỗng nói riêng và sản xuất giống thủy sản nói chung, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nuôi, đáp ứng nhu cầu trước mắt về con giống tại chỗ, tiến tới trở thành hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm giàu. Qua đây cũng giúp người dân có ý thức trách nhiệm hơn trong việc phát triển giống thủy sản bản địa tại địa phương, giảm tác động khai thác, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên. Vấn đề then chốt còn lại là làm sao nhân rộng được mô hình.


VĂN NGHỊ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình
HGĐT - Trong những năm gần đây, sản xuất nông, lâm nghiệp huyện Quang Bình có những bước chuyển biến và phát triển rõ nét mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có được những kết quả đó có sự chỉ đạo về cơ cấu tổ chức ngành nông, lâm nghiệp một cách hợp lý, khoa học kỹ thuật được chuyển tải đến người dân một cách kịp thời, sự phối hợp liên kết giữa “4 nhà” được chặt chẽ. Đặc biệt
30/04/2013
Nông dân thành phố Hà Giang phát triển kinh tế bền vững
HGĐT - Để hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2013 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra, đặc biệt là công tác chuyển đổi 30 ha diện tích đất trồng rau, tạo thành vành đai thực phẩm cũng như tiếp tục phấn đấu xây dựng 14/25 thôn đạt tiêu chí Nông thôn mới (NTM); đến nay, chương trình này thực sự đi vào cuộc sống và tạo sức lan tỏa sâu, rộng.
30/04/2013
Đường Âm phát triển trồng cỏ chăn nuôi gia súc hàng hóa
HGĐT - Chúng tôi đến thăm xã Đường Âm vào một ngày mưa bay dưới tiết trời xuân se lạnh. Dọc hai bên đường vào UBND xã là cả một mầu xanh biếc của cây cỏ, loại cỏ mà người dân nơi đây không chỉ trồng làm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc, mà còn tận dụng nguồn cỏ này làm hàng hóa cung cấp cho các xã lân cận. Được biết, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu từ mô hình trồng
30/04/2013
Xi măng Hà Giang – niềm vui trở lại!
HGĐT - Sau gần một năm tạm dừng hoạt động (từ tháng 4.2012), ngày 18.4.2013, Công ty Cổ phần xi - măng Hà Giang chính thức trở lại hoạt động, với sự điều hành của HĐQT, Ban giám đốc khóa mới, nhiệm kỳ 2011 -2016.
30/04/2013