Động lực giúp nông dân Quang Bình làm giàu

07:46, 23/05/2013

HGĐT- Trở lại Quang Bình công tác, và điểm dừng chân đầu tiên là xã Vĩ Thượng; biết chúng tôi quan tâm đến những mô hình trang trại, Chủ tịch UBND xã Vũ Mạnh Tiềm đã xung phong dẫn đường. Suốt chuyến đi, anh luôn kể về những tấm gương làm kinh tế giỏi, những gia đình thoát nghèo và làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại (KTTT) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.



Trồng xen canh câylạc, ngô trên diện tích cây cam, một trong những mô hình kinh tế hộ hiệu quả ở Quang Bình.

Bức tranh quê tươi sáng

Vĩ Thượng có 1.281 hộ dân, 5.769 nhân khẩu với 8 dân tộc cùng sinh sống; xã có tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 34,9%. Nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều hộ trong xã đã xoá được đói nghèo, vững bước trên con đường làm giàu. Phong trào phát triển KTTT không chỉ tập trung ở hộ có điều kiện mà ngày càng xuất hiện ở cả những gia đình nghèo. Như để minh chứng cho câu chuyện, đồng chí Vũ Mạnh Tiềm dẫn chúng tôi “mục sở thị” cơ ngơi của vợ chồng anh Đặng Văn Hào và chị Đặng Thị Huế ở thôn Yên Thượng. Với diện tích đất khoảng 2.000m2, anh chị đã trồng cam, quýt, cùng các cây rau, đậu... và cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Anh Hào cho biết: “Khi được bố mẹ cho ra ở riêng, vợ chồng anh chẳng có gì ngoài diện tích đất hiện có, anh chị bàn với nhau phải tìm cách làm giàu ngay trên chính mảnh đất này. Với sự cần cù chịu khó, vợ chồng anh đã trồng 115 gốc cam, quýt và đến nay là năm thứ 3 cho quả; bên cạnh đó, anh còn trồng xen canh các loại rau, đậu...mùa nào, rau ấy. Mỗi năm, riêng cây cà pháo cũng cho gia đình anh thu hoạch khoảng 25-30 triệu đồng; cây lạc, cây ngô cho thu hoạch gần 3 tấn; rau, đậu các loại mỗi vụ cho thu từ 7-10 triệu đồng. Chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của gia đình, với đàn gà trên 100 con, đàn lợn trong chuồng lúc nào cũng có từ 5-7 con... Chúng tôi càng ngạc nhiên khi biết trong thôn hiện có rất nhiều mô hình chăn nuôi, làm vườn giỏi như: Hộ ông bà Trịnh Đình Thủy, Đinh Thị Mận, năm nay 2 ông bà đã ngoài 60 tuổi nhưng cũng có vườn cam hơn 100 gốc, hàng năm cho thu trên 100 triệu đồng; mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm của anh Nguyễn Quang Nghĩa, Nguyễn Hữu Sinh, hàng năm cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Có thể khảng định, đời sống của nhân dân Vĩ Thượng đã, đang từng bước được cải thiện rõ rệt...


Cùng với xã Vĩ Thượng, xã Xuân Giang cũng là một “vựa thóc” của huyện. Mấy năm trở lại đây, Xuân Giang đã từng bước phát triển bền vững trên nhiều mặt. Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng mẫu của xã, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Lăn nói rằng: Trong tổng diện tích lúa cả năm của xã là 532 ha thì diện tích thâm canh là 518 ha, trong đó lúa lai 311 ha, lúa chất lượng cao 171 ha, năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha, sản lượng đạt 3.086 tấn. Cây ngô, diện tích 196 ha, trong đó 91 ha thâm canh, năng suất bình quân đạt 34 tạ/ha, sản lượng đạt 647,8 tấn. Riêng vụ mùa năm 2012, toàn xã gieo trồng 285 ha lúa, trong đó thực hiện cánh đồng mẫu lớn 32 ha và cánh đồng thâm canh 60 ha. Khi triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn, bà con được Nhà nước hỗ trợ 70% giá giống, 40% giá phân bón hóa học, hỗ trợ 100% vôi bột do vậy bà con rất phấn khởi tích cực sản xuất; đến nay đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 17,6 triệu đồng/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 727kg/năm; tỷ lệ hộ giàu chiếm 30%, hộ khá 48%, xã không còn hộ đói...


Chính sách hợp lòng dân

Để có sự chuyển biến tích cực này, trước hết là do những chủ trương đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, cùng với sự tiên phong trong phong trào phát triển KTTT của người dân. Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn, trồng chè của anh Đặng Văn Tân, thôn Tân Bình, thị trấn Yên Bình; mô hình trồng cam của anh Nguyễn Xuân Trường; nuôi lợn của hộ Nguyễn Xuân Yên, xã Yên Hà; nuôi nhím của anh Vũ Xuân Hòa, thôn Vén, xã Tân Trịnh; nuôi ba ba của anh Hoàng Văn Lợi, xã Vĩ Thượng...


Chủ tịch UBND huyện Quang Bình Triệu Tài Phong cho biết: Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Nghị quyết HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển KT-XH của tỉnh và kết luận của BTV Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân. Năm 2013, huyện tiếp tục có kế hoạch hỗ trợ tạo điều kiện nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế trang trại. Đối với sản xuất lúa, ngô hàng hóa, các tổ chức thực hiện cung ứng giống, vật tư, và bao tiêu sản phẩm được hỗ trợ 50% lãi suất trong thời hạn 2 năm, với định mức lúa 4,5 triệu đồng/ha; ngô 5,5 triệu đồng/ha. Đối với cây chè, cam, quýt sạch bệnh, cam quýt giống mới, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ 50% lãi suất trong thời hạn 36 tháng, mức hỗ trợ tiền vay tối đa không quá 500 triệu đồng với quy mô từ 10 ha trở lên. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong vòng 36 tháng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi trâu, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ; hỗ trợ công tiêm phòng vắc xin cho gia súc hàng năm thuộc đối tượng hộ nghèo với định mức 3.000 đồng/mũi cho gia súc, 300 đồng/mũi cho gia cầm...

Với chính sách thiết thực đó, Quang Bình đang phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, khắc phục dần tình trạng manh mún, thiếu đầu tư thâm canh, hướng đến việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá.


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình
HGĐT - Trong những năm gần đây, sản xuất nông, lâm nghiệp huyện Quang Bình có những bước chuyển biến và phát triển rõ nét mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có được những kết quả đó có sự chỉ đạo về cơ cấu tổ chức ngành nông, lâm nghiệp một cách hợp lý, khoa học kỹ thuật được chuyển tải đến người dân một cách kịp thời, sự phối hợp liên kết giữa “4 nhà” được chặt chẽ. Đặc biệt
30/04/2013
Nông dân thành phố Hà Giang phát triển kinh tế bền vững
HGĐT - Để hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2013 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra, đặc biệt là công tác chuyển đổi 30 ha diện tích đất trồng rau, tạo thành vành đai thực phẩm cũng như tiếp tục phấn đấu xây dựng 14/25 thôn đạt tiêu chí Nông thôn mới (NTM); đến nay, chương trình này thực sự đi vào cuộc sống và tạo sức lan tỏa sâu, rộng.
30/04/2013
Đường Âm phát triển trồng cỏ chăn nuôi gia súc hàng hóa
HGĐT - Chúng tôi đến thăm xã Đường Âm vào một ngày mưa bay dưới tiết trời xuân se lạnh. Dọc hai bên đường vào UBND xã là cả một mầu xanh biếc của cây cỏ, loại cỏ mà người dân nơi đây không chỉ trồng làm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc, mà còn tận dụng nguồn cỏ này làm hàng hóa cung cấp cho các xã lân cận. Được biết, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu từ mô hình trồng
30/04/2013
Xi măng Hà Giang – niềm vui trở lại!
HGĐT - Sau gần một năm tạm dừng hoạt động (từ tháng 4.2012), ngày 18.4.2013, Công ty Cổ phần xi - măng Hà Giang chính thức trở lại hoạt động, với sự điều hành của HĐQT, Ban giám đốc khóa mới, nhiệm kỳ 2011 -2016.
30/04/2013