Xã Đạo Đức nỗ lực phát triển kinh tế bền vững

08:34, 19/02/2013

HGĐT- Từ một xã thuần nông, hiện Đạo Đức (Vị Xuyên) đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng hiệu quả. Các mô hình phát triển kinh tế gia đình như: Nuôi lợn, cá, trâu, bò, trồng rau... của người dân đem lại hiệu quả cao và có sức lan toả.


Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Đạo Đức có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông đi lại khá thuận lợi, dân cư gồm 12 dân tộc anh em. Năm qua, hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm 25,94%, để giải quyết vấn đề này, xã thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo xuống từng cơ sở thôn bản, tuyên truyền vận động nhân dân đổi mới tư duy, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn, nhờ đó nhiều hộ đã phát triển các mô hình nuôi trâu, bò, trồng rau... đạt hiệu quả.


Đồng chí Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch xã Đạo Đức, cho biết: “Có 24 hộ nghèo trong xã tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo bằng cách phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Để giúp đỡ các hộ nghèo, xã triển khai các chính sách như cho vay các nguồn vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 16, 17 của Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương, cho vay 5 chương trình qua cán bộ mạng lưới và tổ chức đoàn thể tín chấp với Ngân hàng Chính sách huyện Vị Xuyên, tổng dư nợ trong hạn trên 13 tỷ đồng. Nguồn vốn này được giao cho Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên quản lý để giải ngân đúng đối tượng; các hộ nhận vốn sử dụng vào đầu tư sản xuất, chăn nuôi, góp phần thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững”.


Đến thăm gia đình chị Phạm Thị Lượt, thôn Hợp Thành, là hộ khá giả trong thôn, được chị cho biết: “Trước đây nhà tôi thuộc diện nghèo, nhờ được vay vốn 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, giờ đây cuộc sống đã khá hơn trước. Khi nhận được vốn, chúng tôi dùng mua lợn giống, xây chuồng trại và đến nay nhà đang nuôi 14 con lợn, 2 con trâu, trồng các loại rau cải, su hào... Sau 3 năm cố gắng, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Tương tự như vậy, anh Trịnh Quang Trung chia sẻ: “Gia đình tôi được vay vốn sản xuất cho hộ khó khăn, nhận được số tiền đó chúng tôi đầu tư nuôi lợn và đào ao thả cá. Hiện nhà tôi đang nuôi 40 con lợn, mỗi lứa nuôi từ 4-5 tháng là có thể xuất chuồng; phát triển dịch vụ câu cá thuê giá 50 nghìn/buổi và nuôi thêm gà, vịt, trồng ngô, rau... thu nhập bình quân 200 triệu/năm”. Ngoài việc cho vay các nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, huyện Vị Xuyên còn hỗ trợ 30 triệu đồng cho 31 hộ chăn nuôi lợn; 120 kg cá giống cho 16 hộ nuôi cá; hỗ trợ mua máy cày để phát triển sản xuất. Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, xã còn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tỉnh và huyện đào tạo nghề ngắn hạn cho các hộ nghèo; khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động đi làm tại các khu công nghiệp của tỉnh. Với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và người dân, cuộc sống của bà con dần sung túc hơn.


Thực hiện Chương trình 167 của Chính phủ hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xã giải ngân cho 53 hộ vay 8 triệu đồng và hỗ trợ các thôn đặc biệt khó khăn, trợ cấp cho 167 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Đồng thời, để chia sẻ gánh nặng cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, chính quyền đã giải quyết hỗ trợ tiền ăn cho các em bậc tiểu học, THCS; thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ về quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 136 học sinh từ bậc học Mầm non đến THCS, đảm bảo việc chi trả đúng đối tượng. Xã còn vận động các tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, thôn bản... xây dựng Quỹ xoá đói, giảm nghèo, đỡ đầu hộ nghèo, định hướng cho nhân dân cách làm giàu; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nguồn lực xây dựng phòng chức năng trường Tiểu học...


Dù đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, nhưng công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Đạo Đức vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục: Vẫn còn có hộ tái nghèo; một số thôn bản chưa quan tâm chỉ đạo nhân dân tham gia tích cực công tác xoá đói, giảm nghèo; còn hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại; Quỹ xoá đói, giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu... Hy vọng, xã Đạo Đức sẽ quyết liệt khắc phục khiếm khuyết, thành công hơn nữa trên con đường xóa đói, giảm nghèo bền vững, xứng đáng là một trong những xã động lực của huyện Vị Xuyên.


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng NTM tại xã Phiêng Luông.
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012 thực sự là một năm đầy “giông bão” đối với ngành nông nghiệp huyện Bắc Mê khi liên tiếp xảy ra thiên tai, dịch bệnh... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Nhưng, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Mê trong nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn đã mang lại
31/01/2013
“Ranh giới” rõ ràng
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Dự án đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24.8.2011của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai từng địa phương. Đối với huyện Bắc Mê, dự án này đang gấp rút
31/01/2013
Nỗ lực thực hiện các dự án giao thông
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Ngành GT-VT là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công. Thế nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nên ngành GT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn được xác định có vai trò quan trọng, chìa
31/01/2013
Cam sành Bắc Quang vui được mùa, được giá
HGĐT - Có thể nói, một hai năm gần đây, cây cam sành ở Bắc Quang đang lấy lại hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam ngày càng ổn định đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cam, quýt trên địa bàn huyện Bắc Quang.
31/01/2013