Vì sự no ấm của nhân dân

13:48, 28/02/2013

HGĐT - Sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN) tỉnh ta trong năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sản xuất NLN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng ổn định, có chiều hướng tăng hơn so với năm trước.


Cùng với đó, ngành đã thí điểm thành công xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, mô hình phát triển kinh tế tập thể, tổ dịch vụ thôn để phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự gắn kết giữa “4 nhà” trong sản xuất. Công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai đồng bộ, kịp thời nên hạn chế được dịch bệnh gia súc, gia cầm... Nhờ đó, người nông dân Hà Giang đã thực sự yên tâm lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát & Bí thư T.U Triệu Tài Vinh cùng đoàn công tác thăm, kiểm tra mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang). Ảnh: THẢO TUẤN

Nhìn lại một năm với biết bao thành tích của ngành Nông nghiệp tỉnh nhà, cho thấy: Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng trưởng NLN bền vững: Ước tính tăng trưởng NLN đạt gần 5%, tổng giá trị sản xuất NLN ước đạt 1.626,9 tỷ đồng, trong đó: Trồng trọt đạt 1.104,9 tỷ đồng chiếm 67,8% tăng 5,19% so năm 2011, chăn nuôi, thuỷ sản đạt 332,4 tỷ đồng chiếm hơn 23% tăng 13,1% so với cùng kỳ; lâm nghiệp đạt 181,8 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt trên 369.686 tấn, bình quân lương thực đầu người ước đạt trên 486kg/người/năm. Từ việc thực hiện xây dựng và thí điểm thành công mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã khẳng định quan điểm của tỉnh về xây dựng NTM gắn với xây dựng hệ thống chính quyền; NTM phải có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ổn định... Nhờ vậy, người dân đã có sự chuyển biến tích cực về thực hiện chủ trương sản xuất NLN hàng hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất, đầu tư cho thâm canh đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ tăng sản phẩm theo cơ chế hỗ trợ chủ yếu hỗ trợ 50% giá giống, phân bón và 100% lượng vôi bột để khử chua. Không chỉ vậy, trong năm 2012, sau khi Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào thi đua phát triển cây vụ Đông, với quan điểm chỉ đạo: “chắc làm, chắc thắng”, đạt hiệu quả kinh tế, tạo dựng lòng tin cho nhân dân, ngành đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ, phối hợp, tổ chức lễ phát động phong trào và tập huấn chuyển giao KHKT cho chị em phụ nữ nông thôn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hàng nghìn lớp với trên 43.000 lượt người tham gia. Diện tích đã gieo trồng đến giữa tháng 11.2012 đạt 8.482/8.430ha đạt 100,7% kế hoạch giao.



Lãnh đạo Sở NN&PTNT kiểm tra chất lượng giống lúa trồng khảo nghiệm tại Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức. Ảnh: THẢO TRÂM

Riêng lĩnh vực chăn nuôi, ngành đã chủ động rút kinh nghiệp qua nhiều năm, công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các cơ sở, chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm, khi xảy ra có giải pháp phù hợp nên góp phần tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, phân bón, tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân, cung cấp thực phẩm cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tổng đàn trâu 15,8 vạn con, tăng 1,6% so với năm 2011; đàn bò 11,1 vạn con tăng 0,77%. Sản lượng thịt trâu, bò hơi đạt 24.570 tấn, tăng so với năm 2011 là 5%. Trong lĩnh vực phát triển rừng do khó khăn về nguồn vốn nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển rừng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Lâm luật thường xuyên được triển khai với hơn 800 buổi, thu hút gần 59.300 lượt người tham gia; gần 10.100 hộ gia đình, tại 139 thôn, bản ký cam kết bảo vệ rừng được; độ che phủ rừng năm 2012 đạt 55,6%...


Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại ngành cần khắc phục trong năm 2013, như: Các huyện cần tổng hợp, đánh giá đúng thực chất đề án, phương án, có phân tích, so sách với các chỉ tiêu của tỉnh, hiệu quả so với trước khi thực hiện. Các chỉ tiêu chưa đạt, thiếu đề xuất giải pháp thực hiện; nhiều huyện còn dàn trải, tỉnh có đề án nào, huyện có đề án đó chưa tập trung nguồn lực để đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Các đề án, phương án riêng của huyện, không trình ngành chuyên môn thẩm định, tư vấn, dẫn đến thiếu thông tin, có thể không phù hợp quy hoạch của ngành. Chỉ tiêu giao kế hoạch của tỉnh đầu năm với chỉ tiêu trong các đề án, phương án chưa thống nhất. Chương trình di chuyển dân vùng khó khăn, vùng biên giới, vùng có nguy cơ sạt, lở cao đến những nơi có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế thuận lợi nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đây là chương trình đặc thù, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiến độ thực hiện chương trình này còn chậm...


Để sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2013 đạt hiệu quả, trên cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành năm 2012; phát huy nội lực và trí tuệ của cán bộ, nhân dân các dân tộc, tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, chất lượng và hiệu quả. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ làm ra những sản phẩm chất lượng cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai lao động, nguồn vốn tăng nhanh thu nhập nâng cao đời sống nhân dân. Ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất ngành NLN tăng trên 5,0% so với năm 2012, chiếm 28% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt trên 1.714,5 tỷ đồng, trong đó: Ngành trồng trọt chiếm 64%,chăn nuôi, thuỷ sản chiếm 25%, lâm nghiệp chiếm 11%; tỷ lệ che phủ rừng 56,3%; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 96%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 68,0%. Cùng với đó, ngành tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn dịch bệnh gắn với đầu ra của sản phẩm. Tăng cường bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với việc đẩy nhanh thực hiện xây dựng nông thôn mới; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.


Những kết quả trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp đạt được là rất khả quan, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, đời sống người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, của các nhà khoa học và cả cộng động người làm nông nghiệp, đưa ngành Nông nghiệp tỉnh nhà phát triển ổn định, bền vững.

NGUYỄN ĐỨC VINH (Giám đốc Sở NN&PTNT)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Lương thực Hà Giang: Người bạn thân thiết của nông dân
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong khi đó, điều kiện lao động, sản xuất của địa phương cũng luôn gặp phải những khó khăn không chỉ về điều kiện địa hình tự nhiên phân bố không đồng đều, thời tiết diễn biến phức tạp mà còn vì do chưa có nguồn vốn hoặc có vốn nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vào lao
31/01/2013
Nỗ lực thực hiện các dự án giao thông
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Ngành GT-VT là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công. Thế nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nên ngành GT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn được xác định có vai trò quan trọng, chìa
31/01/2013
Cam sành Bắc Quang vui được mùa, được giá
HGĐT - Có thể nói, một hai năm gần đây, cây cam sành ở Bắc Quang đang lấy lại hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam ngày càng ổn định đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cam, quýt trên địa bàn huyện Bắc Quang.
31/01/2013
Những nỗ lực của ngành Thuế trong thu ngân sách
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012, ngành Thuế được UBND tỉnh giao thu nộp NSNN 620 tỷ đồng, trong bối cảnh nền KT - XH cả nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng có nhiều khó khăn, chưa thực sự ổn định; việc cắt giảm đầu tư ảnh hưởng đáng kể đối với tỉnh đặc thù có trên 65% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vốn thanh toán thấp hơn nhiều so với những năm
31/01/2013