Tìm lại hương... chè

14:06, 26/02/2013

HGĐT- Câu chuyện buổi “trà dư...” của nhóm “nghiện” trà đến từ Hà Nội trong chuyến du xuân lên Hà Giang mới đây có lẽ sẽ khiến những người tâm huyết với cây chè Hà Giang phải suy ngẫm: “Chè Hà Giang “ngon đứt” các loại chè địa phương khác về... vị, nhưng chè Hà Giang chỉ nổi tiếng với những người biết... uống trà, còn trên thị trường thì vẫn còn “nhạt” lắm...”.



Những vườn chè đã gắn liền với cuộc sống người dân Hà Giang từ bao đời nay.


Cái “nhạt” lắm ấy chẳng phải vì chúng ta không đủ về sản lượng để cung cấp cho thị trường bởi chè Hà Giang đứng thứ 3 cả nước về diện tích với 18.783 ha (sau Thái Nguyên và Lâm Đồng), trong đó có 15.282,9 ha cho thu hoạch. Sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt trên 56.043,3 tấn; giá trị sản xuất đạt trên 152 tỷ đồng. Hà Giang là vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là loại chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng thơm, ngon. Những vùng chè như: Lũng Phìn (Đồng Văn),Cao Bồ (Vị Xuyên), Hoàng Su Phì... đã nổi tiếng khắp cả trời Tây khi chè Hà Giang được mang đi xuất khẩu. Những năm qua, phát huy lợi thế từ cây trồng địa phương, tỉnh ta luôn quan tâm, chỉ đạo phát triển cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; đã có nhiều chính sách ưu đãi giúp người dân và các doanh nghiệp, HTX... đầu tư phát triển sản xuất cây chè; nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững, cây chè trở thành nguồn thu nhập chính trong đời sống của người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp địa phương; nhờ vậy, diện tích, năng suất, sản lượng chè đều tăng theo từng năm. Năm 2005, năng suất chè chỉ mới đạt 31,35 tạ/ha; đến năm 2011, năng suất chè tăng lên 38 tạ/ ha. Tuy nhiên, theo thông tin từ ngành chức năng, năng suất chè của tỉnh ta chỉ mới bằng 35% năng suất chè của tỉnh Thái Nguyên, 42% năng suất chè của tỉnh Lâm Đồng. Sản lượng tuy có tăng nhưng nguyên nhân là do diện tích cây chè cho thu hoạch tăng; còn thực tế năng suất tăng không đáng kể. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta đang có 7 doanh nghiệp, 23 HTX và trên 800 cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ. Ngoài một số thương hiệu chè được đầu tư sản xuất quy mô, đảm bảo về chất lượng và đang được người tiêu dùng ưa chuộng thì phần lớn các cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ đều đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, sản xuất ra thị trường dạng sản phẩm thô, mẫu mã chưa đẹp. Bên cạnh đó, nhiều diện tích chè đã già cỗi vẫn chưa được phục hồi, thâm canh không đảm bảo theo quy trình kỹ thuật; việc đầu tư chăm bón, cải tạo vườn chè chưa được người dân chú trọng. Các hoạt động quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè Hà Giang tuy có phát triển nhưng chưa năng động và hiệu quả... Vì vậy, chè Hà Giang bị cạnh tranh khốc liệt và mờ nhạt trên thị trường là điều không tránh khỏi? Để nâng cao giúp trị và tìm thị trường bề vững cho cây chè địa phương, những năm gần đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè kém chất lượng, không đảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Đây là một trong những bước đệm quan trọng để người trồng chè Hà Giang làm quen với quy trình sản xuất mới: Chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP với các tiêu chuẩn về địa điểm sản xuất vùng chè tập trung; đảm bảo nguồn nước, khí hậu, giống, chế độ dinh dưỡng, quản lý dịch hại, giá trị sản phẩm... Thực tế, trong năm 2012, một số diện tích chè trên địa bàn xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) được đầu tư thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP có giá trị sản phẩm tăng lên gấp 2 – 3 lần sản xuất chè thông thường; sản xuất chè hữu cơ thí điểm tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên) cũng có giá trị xuất khẩu tăng gấp 8 lần so với khi chưa sản xuất chè hữu cơ. Kết quả này khẳng định, con đường áp dụng quy trình ViêtGAP trong sản xuất, chế biến chè để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, hướng tới sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn, bền vững... là điều tất yếu. Nhờ vậy giá trị sản xuất mà cây chè mang lại đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh sẽ không ngừng được tăng lên; thương hiệu chè Hà Giang sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; đời sống của người trồng chè ngày càng ổn định và nâng cao.


Trong muôn vàn mùi hương chè dịu ngọt, chè Hà Giang vẫn mang một vị riêng của miền cực Bắc không thể trộn lẫn. Chúng ta có lợi thế để phát triển cây chè, đặc biệt loại chè Shan nổi tiếng, nhưng cây chè đang rất cần một giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững, để giữ mãi một... vị quê.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Lương thực Hà Giang: Người bạn thân thiết của nông dân
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong khi đó, điều kiện lao động, sản xuất của địa phương cũng luôn gặp phải những khó khăn không chỉ về điều kiện địa hình tự nhiên phân bố không đồng đều, thời tiết diễn biến phức tạp mà còn vì do chưa có nguồn vốn hoặc có vốn nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vào lao
31/01/2013
“Ranh giới” rõ ràng
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Dự án đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24.8.2011của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai từng địa phương. Đối với huyện Bắc Mê, dự án này đang gấp rút
31/01/2013
Nỗ lực thực hiện các dự án giao thông
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Ngành GT-VT là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công. Thế nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nên ngành GT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn được xác định có vai trò quan trọng, chìa
31/01/2013
Cam sành Bắc Quang vui được mùa, được giá
HGĐT - Có thể nói, một hai năm gần đây, cây cam sành ở Bắc Quang đang lấy lại hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam ngày càng ổn định đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cam, quýt trên địa bàn huyện Bắc Quang.
31/01/2013