Ngành Công thương phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp 2.600 tỷ đồng và tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu 400 triệu USD

08:36, 19/02/2013

HGĐT- Năm 2012 dù được đánh giá là nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, song tính bền vững chưa cao; khó khăn đối với các doanh nghiệp vẫn còn chồng chất; lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vốn ngân hàng lại khó tiếp cận vì nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, tình hình lạm phát vẫn còn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại... Trong bối cảnh đó, với sự cố gắng của hệ thống doanh nghiệp; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành nên hoạt động công thương của tỉnh ta trong năm qua vẫn có bước phát triển khá...



Công nhân lao động đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, lắp ráp Nhà máy sản xuất ferro mangan và silicolmangan của Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc tại Khu công nghiệp Bình Vàng (Vị Xuyên).


Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế cả năm 2012 đã đạt trên 2.514 tỷ đồng, tăng hơn 48% so với năm 2011 và vượt gần 12% so với kế hoạch giao. Trong đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: Điện sản xuất tăng 102,52%; riêng lĩnh vực khai thác, chế biến khoảng sản năm qua đã có những giai đoạn thăng trầm nhưng mặt hàng quặng sắt tăng 158,73%; quặng Antimon tăng 14,85%. Về thương mại, dịch vụ đã phát triển rộng khắp ở cả 3 khu vực: Thành thị, nông thôn và miền núi. Nhìn chung, sức mua của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Cùng với đó, hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây hệ thống hạng tầng phục vụ cho phát triển thương mại, dịch vụ luôn được các cấp, ngành quan tâm thỏa đáng, đầu tư xây dựng như hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ phân phối hàng hóa... Nhờ đó, ngành dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 4.000 tỷ đồng, đạt 101,11% kế hoạch, tăng gần 18% so với cùng kỳ...


Phát huy những thành tích đạt được trong năm qua, bước sang năm 2013 cũng như những năm tiếp theo, ngành Công thương xác định tiếp tục định hướng phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng CNH - HĐH. Cụ thể: Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị trường; tạo điều kiện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, góp phần cùng cả nước từng bước hình thành cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đến năm 2020 theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp một cách vững chắc. Ngoài ra, ngành sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cho ngành Công nghiệp chủ yếu như: Phát triển những công trình năng lượng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng..., đồng thời phát triển công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; phát triển bền vững các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Tiếp tục phát triển thị trường nội địa trên cơ sở đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại, tham gia điều tiết thị trường, ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu; cung cấp đầy đủ, kịp thời các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, xa trên địa bàn toàn tỉnh... Theo định hướng đã đề ra, năm tới ngành Công thương tiếp tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo chiều sâu ở các lĩnh vực có tiềm năng để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Đầu tư vào các ngành nghề phù hợp cũng như đa dạng hóa những hình thức đầu tư lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống, tạo thêm nhiều sản phẩm và giải quyết vấn đề lao động nông thôn...


Chính từ định hướng và mục tiêu đã đề ra ngay từ đầu năm, ngành Công thương phấn đấu năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp khai thác đạt 460 tỷ đồng; công nghiệp chế biến đạt 670 tỷ đồng; ngành điện và nước đạt khoảng 1.500 tỷ đồng. Riêng về thương mại, ngành phấn đấu tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 400 triệu USD. Trong đó, doanh nghiệp địa phương thực hiện xuất, nhập khẩu đạt 68 triệu USD; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt 4.375 tỷ đồng...


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng NTM tại xã Phiêng Luông.
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012 thực sự là một năm đầy “giông bão” đối với ngành nông nghiệp huyện Bắc Mê khi liên tiếp xảy ra thiên tai, dịch bệnh... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Nhưng, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Mê trong nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn đã mang lại
31/01/2013
“Ranh giới” rõ ràng
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Dự án đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24.8.2011của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai từng địa phương. Đối với huyện Bắc Mê, dự án này đang gấp rút
31/01/2013
Nỗ lực thực hiện các dự án giao thông
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Ngành GT-VT là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công. Thế nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nên ngành GT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn được xác định có vai trò quan trọng, chìa
31/01/2013
Cam sành Bắc Quang vui được mùa, được giá
HGĐT - Có thể nói, một hai năm gần đây, cây cam sành ở Bắc Quang đang lấy lại hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam ngày càng ổn định đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cam, quýt trên địa bàn huyện Bắc Quang.
31/01/2013