Tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trải qua nhiều giai đoạn, ngành KH-ĐT tỉnh đã trực tiếp tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chính quyền các cấp xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, đầu tư nước ngoài; phối hợp với các ngành giám sát việc thực hiện kế hoạch Nhà nước ở mọi lĩnh vực.
Đoàn đại biểu Ủy ban Cải cách và phát triển châu Văn Sơn, tỉnh Vân
Cho nên, những năm gần đây, trong kinh tế nông nghiệp: Tạo điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa bảo đảm lương thực, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với phân công lại lao động nông nghiệp và nông thôn; tập trung xây dựng vùng chuyên canh rau, củ, quả, sản xuất rau sạch; hình thành nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xuất khẩu. Trong công nghiệp: Phát huy lợi thế, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp mũi nhọn như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản các loại. Nhiều dự án đầu tư được cấp phép đi vào hoạt động, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng KT-XH, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong năm 2012 là năm có nhiều khó khăn, thách thức, song Sở KH-ĐT đã đạt được những kết quả khá toàn diện, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu đề ra, góp phần giúp cho Hà Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; các lĩnh vực VH-XH có tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện... Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế đạt được nhiều kết quả quan trọng tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển trong các năm tiếp theo; các chương trình, đề án phát triển KT-XH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, cơ bản đều đã được phê duyệt, cơ bản đều được triển khai trong năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và môi trường đầu tư được cải thiện tích cực, nhất là về cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ chế chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư. Đó là những nguồn lực vật chất và tinh thần hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh mà ngành KH-ĐT với chức năng, nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế, chính sách quản lý KT-XH trên địa bàn tỉnh, tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ, đăng ký doanh nghiệp góp phần không nhỏ...
Với những nỗ lực của mình, ngành đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh, nên trong năm 2012 đã hoàn thành, đưa vào vận hành một số nhà máy thủy điện và chế biến khoáng sản, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của nền công nghiệp cũng như các nền kinh tế khác đã đưa tổng thu ngân sách địa phương cả năm ước đạt hơn 9.567 tỷ đồng, bằng 116,1% so với dự toán T.Ư giao.Cũng trong năm, các phòng chức năng của Sở đã tham mưu cho Ban Giám đốc, tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký kinh doanh cho hơn 260 lượt doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 1.321 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh hơn 10.076 tỷ đồng. Không chỉ vậy, trong năm còn rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu môi trường hoạt động, triển khai các hoạt động liên doanh, liên kết trên các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, như: Sản xuất nông, lâm nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện...
Tuy năm 2012 đã qua và cũng đã thu hái được không ít thắng lợi nhưng vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cho nên, bước sang năm 2013, rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trìnhchỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án phát triển KT-XH; từ một số chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển KT-XH của tỉnh đã ban hành, có nguồn lực đảm bảo, được hướng dẫn thực hiện cụ thể; ngành KH-ĐT đề ra quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ hợp lý gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội với tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 12,5%; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng... Cùng với đó, ngành sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết một số khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp tới năm 2015 có tính đến năm 2020 đã được phê duyệt để làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng khu Công nghiệp Bình Vàng và Khu tái định cư, để các dự án đã đăng ký sớm được triển khai. Không chỉ vậy, trong năm 2013, ngành còn tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như: Tiếp cận nguồn vốn tín dụng; quy hoạch vùng nguyên liệu; các giải pháp về miễn giảm, giãn hoãn các loại thuế theo quy định; giải phóng mặt bằng; hỗ trợ doanh nghiệp về quảng cáo, tiếp thị... đi đôi với khuyến khích phát triển thủ công nghiệp và các ngành nghề mới, làng nghề truyền thống với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.600 tỷ đồng...
Ý kiến bạn đọc