Sang Phàng thoát nghèo nhờ cây mía

08:05, 24/01/2013

HGĐT- Thôn Sang Phàng (xã Đông Hà, huyện Quản Bạ) có 203 hộ với 854 nhân khẩu. Nguồn thu nhập chính của người dân chỉ dựa vào 58 ha đất sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới tiêu không thuận lợi, chỉ mùa mưa mới có nước, đời sống của nhân dân thiếu thốn trăm bề, đất canh tác chủ yếu là trồng ngô, lúa khoai, sắn.


Bên cạnh đó, do chưa biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất các cây trồng đạt thấp. Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong thôn có thu nhập khá nhờ trồng cây mía sương gà. Đây là giống cây rất phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện địa hình vùng cao của địa phương này. Với giá bán lẻ trung bình từ 8- 10 nghìn đồng/1 cây, cây mía là giống cây có giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây khác. 

 


Ông Lò Mí Páo (thôn Sang Phàng, xã Đông Hà) đang thu hoạch mía để mang ra chợ phiên bán lẻ.


Nhận thấy được tiềm năng và lợi ích phát triển kinh tế từ cây mía, Đảng bộ, chính quyền xã Đông Hà đã vận động bà con trong thôn đẩy mạnh trồng mía. Đến nay, diện tích trồng mía ở Sang Phàng đã không ngừng được mở rộng với tất cả các hộ dân trong thôn tham gia. Trồng mía tuy vất vả hơn so với trồng các loại cây màu khác, thời gian cho thu hoạch lâu hơn (khoảng từ 8 đến 10 tháng mới cho thu hoạch), công chăm sóc cũng tốn hơn, nhưng lại cho giá trị kinh tế cao. Ước tính một 1000 m2 trồng mía sau khi trừ chi phí, bà con vẫn có thể thu về từ 8 - 10 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô. Đến Sang Phàng vào những ngày cuối năm này, đúng vào thời điểm cây mía đã cho thu hoạch, theo chân cán bộ khuyến nông xã Đông Hà, chúng tôi đến thăm gia đình ông Lò MíPáo là người gắn bó với cây mía gần 10 năm nay, nhờ cây mía mà gia đình ông có của ăn, của để. Ông Páo cho biết: Ban đầu chỉ có một vài hộ ở trong thôn xuống các tỉnh miền xuôi xin giống về trồng trên phần đất ruộng của gia đình. Sau khi trồng, thấy cây mía phát triển tốt phù hợp với chất đất ở địa phương và có khả năng cho thu nhập cao nên người dân bắt đầu mở rộng diện tích. Năm nay mía được mùa hơn những năm trước do thời tiết thuận lợi, không phải chăm sóc nhiều như mọi năm mà vẫn tốt và đạt năng suất cao. Gia đình ông năm nay cũng trồng được 2000 m2 mía, tại thời điểm này giá bán lẻ mỗi một cây từ 8.000 – 10.000 đồng. Ước tính vụ mía năm nay sau khi trừ chi phí, gia đình ông cũng thu về được khoảng từ 13 – 16 triệu đồng. Theo ông Páo, người trồng mía lo nhất là bị các loại sâu, bệnh hại như: Sâu đục thân, rệp, đỏ bẹ, thối nõn...; hầu hết các loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị, người trồng mía chỉ khắc phục bằng cách phun thuốc để phòng ngừa thường xuyên.

 

Với ý chí, quyết tâm, người dân thôn Sang Phàng đã biến đất khô cằn thành một màu xanh bạt ngàn của cây mía. Và đến nay, toàn thôn có trên 5 ha đất canh tác mía, thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân trong thôn đạt từ 15 đến 20 triệu đồng. Có nhiều gia đình thoát nghèo và đang từng bước vươn lên làm giàu từ cây mía. Hiện trên 80% số hộ trong thôn có xe máy, 100% hộ có ti vi và 100% trẻ em được cắp sách tới trường. Thực tế cho thấy, về lợi ích kinh tế so với các cây trồng trong thôn thì không có cây gì giá trị bằng loại mía này. Tuy là trồng và bán ra nhỏ lẻ theo hộ gia đình nhưng cây mía đã giúp cho nhiều người dân thoát nghèo bền vững.

 

Từ một thôn khó khăn, đại bộ phận số hộ trong thôn đều trong diện nghèo đói, nhờ trồng mía, đến nay số hộ nghèo trong thôn chỉ còn 12 hộ. Nhiều hộ đã xây được nhà, mua sắm được các vật dụng đắt tiền như xe máy, tivi, tủ lạnh... Hướng phát triển cây mía trong những năm qua là một chủ trương đúng của Đảng bộ, chính quyền xã Đông Hà cũng như của người dân thôn Sang Phàng. Trong những năm tới, bà con trong thôn sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng mía. Tuy nhiên, điều khó khăn lớn nhất đối với người dân ở đây trong thời gian qua là đầu ra cho cây mía không ổn định, vì từ trước tới nay bà con chủ yếu là bán lẻ, người dân nơi đây rất mong các ngành, các cấp tạo điều kiện tìm hướng đi cho sản phẩm ổn định để cây mía tiếp tục phát huy hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đồng thời là hướng mở trong làm giàu cho người dân địa phương, góp phần cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển./.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả bước đầu Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá
HGĐT- Qua 4 năm triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang đã đạt được một số thành quả nhất định, có tính khả thi cao. Đặc biệt, người dân được trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ dự án nên đã nhận thức rõ về các cơ chế, chính sách cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống các dân tộc trên địa bàn 4
24/01/2013
Qũy Đầu tư phát triển đất và bảo lãnh tín dụng triển khai hoạt động năm 2013
HGĐT- Ngày 22.1, Quỹ đầu tư phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai hoạt động năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ chủ trì hội nghị. Đến dự có các đồng chí thành viên HĐQL, Ban kiểm soát, Ban điều hành, lãnh đạo và chuyên
23/01/2013
Dịch vụ kinh doanh mua, bán vàng miếng tại Agribank đem đến sự an toàn, ổn định cho khách hàng
HGĐT- Ngày 10.1 vừa qua đánh dấu một sự kiện nổi bật của thị trường năm 2013, khi Agribank Hà Giang là đơn vị đầu tiên khai trương dịch vụ kinh doanh mua, bán vàng miếng trong tỉnh. Bước đi này là kết quả trong việc thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Hà Giang nói riêng. Từ đó, góp phần
19/01/2013
Họp Ban đại diện HĐQT – Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hà Giang quý IV/2012
HGĐT - Chiều 15.1, Ban đại diện HĐQT – Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã họp phiên thứ 36, quý IV-2012; triển khai Nghị quyết HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam lần thứ 36, quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm hoạt động Ngân hàng CSXH (giai đoạn 2003 – 2012)...
17/01/2013