Công ty Điện lực Hà Giang: Năng động vì sự phát triển của tỉnh

11:52, 29/01/2013

(Xuân Quý Tỵ 2013)- Đang ngồi uống cà phê cùng bạn, chợt nghe mấy khách bàn bên là doanh nghiệp trong tỉnh trao đổi: Nhờ mấy bác Nhà điện năng động và sự tạo điều kiện của Trung ương, đã nhanh chóng khởi công xây dựng và khánh thành Trạm biến áp 220 kV chỉ trong một thời gian ngắn, nên từ giờ trở đi các doanh nghiệp làm thủy điện trong tỉnh mỗi tháng có cơ hội tăng công suất sản lượng điện thương phẩm đạt tổng doanh số từ 500 đến 700 triệu đồng/tháng. Cũng từ đây sự lãng phí tài nguyên nước của tỉnh đã được hạn chế, vì theo tính toán với sự hoạt động của các nhà máy thủy điện hiện tại trên địa bàn tỉnh, hàng năm sẽ góp phần đóng góp nguồn thuế tài nguyên cho ngân sách tỉnh trên dưới 35 tỷ đồng.



                      Trụ sở Công ty Điện lực Hà Giang. Ảnh: TUẤN ANH


Thấy có người quen là anh Phạm Công nhân, Giám đốc Công ty Sơn Lâm - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh, tôi sang hỏi thăm và tìm hiểu thêm về những thông tin nêu trên thì được trả lời: Muốn tìm hiểu kỹ vấn đề này mời nhà báo đến gặp anh Hoàng Văn Thiện, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang, anh ấy là người trong cuộc nên hiểu vấn đề kỹ hơn chúng tôi. Nên khi có cơ hội tiếp cận Giám đốc Công ty điện lực tỉnh, tôi tranh thủ tìm hiểu và được biết: Theo quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Hà Giang, các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh Hà Giang đã, đang và sẽ hòa vào lưới điện Quốc gia đến 2015 là 32 dự án, tổng công suất lắp đặt khoảng 523,8 MW. Vì vậy khu vực tỉnh Hà Giang sẽ không thể tiêu thụ hết sản lượng điện năng của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Đề truyền tải được lượng điện năng dôi dư của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ lên lưới điện Quốc giavề các tỉnh lân cận để phát huy hết tiềm năng về thủy điện của Hà Giang, Công ty Điện lực 1, nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã quyết định đầu tư dự án 110kV Hà Giang – Yên Minh. Bao gồm phần đường dây và trạm biến áp 110 kV. Tổng mức đầu tư là 216,8 tỷ đồng. Đặc biệt, trước sự trưởng thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Giang, có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ nên Công ty đã được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao quản lý A của dự án.



                    Vươn đến những tầm cao. Ảnh: PHI ANH


Biết tôi là dân “ngoại đạo”, không hiểu về vấn đề chuyên môn, Giám đốc Hoàng Văn Thiện phân tích thêm: Trước thời điểm 30.9.2012 khi Trạm biến áp 220 Hà Giang đưa vào vận hành, lưới điện khu vực Hà Giang nhận nguồn từ Trung Quốc và 16 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong tỉnh với tổng công suất 86,8 MW qua đường dây 110 kV cấp điện cho 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái. Sau khi đóng điện Trạm 220 kV Hà Giang và các nhà máy thủy điện Sông Miện 5, Suối Sửu được đưa vào vận hành thì lưới điện khu vực Hà Giang nhận nguồn từ Trung Quốc và 18 nhà máy thủy điện của tỉnh như Sông Chừng 19,5 MW, Nậm Ngần 13,5 MW, Sông Miện 5 công suất 20 MW, Bát Đại sơn 6 MW... phát lên lưới với tổng công suất 110 MW, còn các nhà máy thủy điện lớn của tỉnh như Thái An công suất 80 MW, Nho Quế 3 công suất 110 KW được đẩy thẳng vào đường dây 220 kV. Cần phải biết thêm rằng, đến thời điểm hiện tại công suất sử dụng điện cả tỉnh ta chỉ đạt khoảng 50 MW, nếu khu công nghiệp Bình vàng đi vào hoạt động sẽ sử dụng thêm khoảng 15 MW điện thì cả tỉnh cũng chỉ sử dụng hết khoảng 65 MW, trong khi chỉ tính riêng 18 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh đã và sắp khánh thành đã đạt tổng công suất 110 MW. Chính vì thế khi chưa có trạm 220 kV Hà Giang vào giai đoạn giờ cao điểm mùa khô, các giờ cao điểm sang và giờ thấp điểm mùa mưa hoặc khi có sự cố cũng như khi cắt điện các đường dây 110 kV thì tình hình huy động công suất phát của các nhà máy thủy điện gặp khá nhiều khó khăn, phải hạn chế công suất phát của các nhà máy thủy điện vào mùa khô thường từ 15 đến 25 MW, vào mùa mưa thường hạn chế từ 20 đến 30 MW để tránh tình trạng bị đẩy ngược công suất sang nước bạn Trung Quốc vừa mất công suất điện vừa vi phạm hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.


Tôi tổng kết, năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Vì thế, ngành điện là ngành Công nghiệp có vai trò quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh nhà nói riêng. Giám đốc Hoàng Văn Thiện tiếp lời, với nhận thức trên nên trong thời gian qua tập thể cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Hà Giang đã vừa đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, vừa khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng mà điển hình là công trình xây dựng đường dây 110kV Hà Giang – Yên Minh và Trạm biến áp 220 kV Hà Giang.


ĐỨC DŨNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng KCN động lực phát triển KT-XH của tỉnh
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh xác định một trong những mục tiêu trọng tâm, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH là hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện có. Từ thực tế quá trình phát triển cho thấy, việc hình thành và phát triển KCN là bước đột phá mang tính chiến lược, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, nguồn lực sẵn có, thu
29/01/2013
Vì sự no ấm của nhân dân
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN) tỉnh ta trong năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sản xuất NLN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng ổn định, có chiều hướng tăng hơn so với năm trước. Cùng với đó, ngành đã thí điểm thành công xây
29/01/2013
Ngành Tài chính Hà Giang tự tin bước vào năm mới
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012 là năm thứ hai trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính Hà Giang dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương từ tỉnh đên huyện, sự điều hành năng động của lãnh đạo các đơn vị trong ngành : Tài Chính, Thuế, Hải quan, KBNN đã vượt qua những khó khăn do sự
29/01/2013
Cho một năm mới - thắng lợi mới
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012 là một năm đánh dấu rất nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực của tỉnh; các chương trình, đề án phát triển KT-XH cơ bản đều đạt và vượt; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và môi trường đầu tư được cải thiện tích cực, nhất là về cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư. Đó là những nguồn lực vật chất và tinh thần
29/01/2013