Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Bách tại Hà Giang đầu tư cho phát triển bền vững

15:02, 28/01/2013

HGĐT- Cuối năm, có dịp gặp gỡ và đàm đạo cùng lãnh đạo Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Bách tại Hà Giang. Chúng tôi ai cũng vui mừng khi biết: Trong năm 2012, vượt qua những khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế trong nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng, Ban lãnh đạo Chi nhánh Công ty tại Hà Giang đã năng động trong công tác quản lý và điều hành, duy trì ổn định hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc, tạo công ăn việc làm và duy trì mức thu nhập ổn định cho hàng trăm công nhân, cơ bản là con em các dân tộc nơi đơn vị đóng chân.


Đặc biệt, với con số 10,8 tỷ đồng tiền thuế giao nộp trong năm, Công ty vẫn đứng vững ở vị trí tốp đầu những đơn vị có số tiền nộp ngân sách Nhà nước cao nhất tỉnh trong nhiều năm liên tục.

 


Công nhân Nhà máy Tuyển chì - kẽm Na Sơn đóng bao sản phẩm.


Được biết, để tạo sự bền vững trong quá trình sản xuất tại mỏ Chì kẽm Na Sơn, xã Tùng Bá (Vị Xuyên), năm 2012 Công ty đã đầu tư trên 20 tỷ đồng xây dựng kiên cố bểxử lý chất thải có dung tích gần 100.000 m3, hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Chính thông tin hấp dẫn này lôi cuốn chúng tôi quyết định vào mỏ. Vượt chặng đường trên 20 km từ thành phố vào mỏ, trên đường đi có dịp ngồi chung xe với bác Chúng Văn Dìn, dân tộc Tày, cư trú tại xã Tùng Bá,là công nhân vệ sinh môi trường của mỏ Chì Kẽm Na Sơn. Vui chuyện, bác cho biết: Với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, công việc của bác khá nhàn so với nghề nông. Sắp đến mỏ, bác Dìn đưa tay chỉ vào khu rừng xanh phía trên cao và bảo: Đây chính là khu mỏ Chì kẽm Na Sơn đấy, đó cũng chính là nơi khi chưa xây dựng mỏ bác cùng nhiều anh em trong làng thường lên đẵn gỗ xẻ cột làm nhà, nhưng từ khi nhà nước giao cho Mỏ quản lý, rừng khu này được bảo vệ nên không bị ai chặt phá. Rừng nhìn còn xanh vì còn nhiều cây to các loại như Dổi, De, Kháo... Bác Dìn khẳng định nếu không có Mỏ bảo vệ chắc đến giờ rừng khu này chẳng còn cây nào. Nghe Bác Dìn nói, tôi liên tưởng đến lời giới thiệu của anhNguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Bách: “Xuất phát từ vị trí của mỏ nằm giáp rừng, để bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, Công ty đã xây dựng phương án đầu tưkhai thác hầm lò. Chính vì vậy sau hơn5 năm khai thác, với diện tích mỏ được giao trên 20 ha nhưng chỉ gần vài nghìn m2 diện tích bị đào đắp để làm nhà xưởng và làm đường vào mỏ, còn lại cơ bản diện tích khu mỏ vẫn được giữ nguyên hiện trạng như ban đầu”.

 

Vào đến mỏ, được Quản đốc Đào Văn Hòa, là người có mặt tại mỏ từ những ngày đầu mới xây dựng (năm 2006), chỉ dẫn tham quan một vòng, anh Hòa cho biết: Dưới hình thức khai thác hầm lò, nên sau một thời gian dài hệ thống hầm lò của mỏ đã được đào sâu vào trong lòng núi gần 1 km và có tổng chiều dài hàng chục cây số. Mỏ có 4 cửa hầm lò, nhưng hiện tại Công ty cơ bản khai thác tại khu vực hầm lò số 4, nên tổng số công nhân duy trì tại mỏ và nhà máy tuyển quặng gần 150 người, nếu đầu ra cho sản phẩm Chì Kẽm được tiêu thụ ổn định thì có thể khai thác đạt công suất từ 600 đến 1.000 tấn quặng nguyên khai/ngày đêm.Với công suất khai thác nêu trên, để ổn định trong quá trình khai thác và tuyển quặng thì nhu cầu nhà máy và mỏ cần phải sử dụng một lực lượng từ 400 đến 500 công nhân. Được biết, khu vực công nhân khai thác hầm lò có mức lương bình quân cao nhất mỏ,thợ khoan nổ có mức lương bình quân khoảng 20 triệu đồng/tháng, cá biệt có tháng làm tốt nhiều anh em được hưởng mức lương lên đến 30 triệu đồng; lái xe hầm lò có mức lương khoán 10 triệu đồng/tháng, thợ điện và xử lý thông gió mức lương khoán 5 triệu đồng/tháng...; khu vực này còn có nhà bếp phục vụ anh em và mọi người làm việc theo ca. Theo Quản đốc Hòa, từ ngày vào mỏ đến giờ, cảnh quan khu vực khai thác mỏ hầu như không thay đổi, anh cũng nhận định đó chính là lợi thế trong việc bảo vệ môi trường khi thực hiện khai mỏ dưới hình thức khai thác hầm lò.

 

Năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhưng nhận thức rõ trách nhiệm của mỏ trong công tác bảo vệ môi trường. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Bách đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để thi công xây dựng hồ xử lý chất thải của nhà máy tuyển quặng, với phần thân đập đồ sộ và kiên cố không kém gì thân đập của nhà máy thủy điện. Chính vì vậy đập hồ chứa chất thải của nhà máy được đào sâu vào lòng tầng đá gốc 5m, chiều rộng phần đáy thân đập 17 m, cao trên 30 m, dài hơn 60 m và đập có khối lượng gần 3.000 m3 bê tông nhờ đó hồ có sức chứa gần 100.000 m3 chất thải. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong quá trình tuyển quặng, nhà máy chỉ sử dụng 2 loại hóa chất cơ bản là CaCO2, ZnSO4, chất thải lỏng sau khi được thải xuống bể chứa xử lý, nướcra trong vắt, được thu gom bơm ngược lên nhà máy sử dụng theo vòng tuần hoàn, còn chất thải rắn được giữ lại có thể được tận dụng làm vật liệu xây dựng như gạch không nung, làm nguyên liệu của nhà máy xi măng...

 

Anh Lương Văn Phương, 45 tuổi, dân tộc Tày, cư trú tại thôn Khuôn Làng, xã Tùng Bá, là công nhân nhà máy tuyển quặng Chì Kẽm Na Sơn được giao phụ trách bãi thải cho biết: Chất thải được xử lý tốt nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà máy đã được hạn chế tối đa. Đặc biệt, nhờ đó hàng tháng nhà máy cũng tiết kiệm được khá nhiều hóa chất tuyển quặng. Là người dân xã Tùng Bá, nên khi được lãnh đạo nhà máy giao nhiệm vụ phụ trách bãi thải, anh nhận thức phải hết sức tận tụy với công việc, quyết không để sự cố chảy chất thải ra ngoài môi trường, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo nhà máy và cả người dân xã Tùng Bá. Vào mỏ Chì Kẽm Na Sơn, được tiếp xúc với bác Dìn, anh Phương cùng vợ chồng bạn Bố Xuân Huỳnh và Hoàng Thị Pà, đều là người dân xã Tùng Bá, thấy mọi người ai cũng có tâm lý mong muốn gắn bó với mỏ, với nhà máy. Đã có trên chục cặp vợ chồng trẻ hiện tại đang định cư tại mỏ, với mức thu nhập ổn định như hiện nay, sẽ là “Bến mơ” của nhiều con em các dân tộc trong tỉnh.

 

Được biết từ, khi đóng chân trên địa bàn xã Tùng Bá, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Bách đã trích lợi nhuận hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ UBND xã Tùng Bá xây 8 phòng làm việc, 2 nhà tình nghĩa, xây Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại xã... và tham gia đều đặn các chương trình quyên góp ủng hộ người nghèo do tỉnh và huyện Vị Xuyên tổ chức.


SÙNG CHỨ - ĐỨC DŨNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính
HGĐT- Những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa đi vào trọng tâm, bà con nông dân vẫn sản xuất theo lối tự phát, “mạnh ai, nấy làm”, các loại giống cây trồng chủ yếu vẫn là giống thuần địa phương, năng suất, sản lượng rất kém nên dù diện tích đất có rộng, tốn rất nhiều công sức, tiền của nhưng sản lượng sau mỗi vụ thu hoạch không đáng kể...
24/01/2013
Sang Phàng thoát nghèo nhờ cây mía
HGĐT- Thôn Sang Phàng (xã Đông Hà, huyện Quản Bạ) có 203 hộ với 854 nhân khẩu. Nguồn thu nhập chính của người dân chỉ dựa vào 58 ha đất sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới tiêu không thuận lợi, chỉ mùa mưa mới có nước, đời sống của nhân dân thiếu thốn trăm bề, đất canh tác chủ yếu là trồng ngô, lúa khoai, sắn.
24/01/2013
Hiệu quả bước đầu Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá
HGĐT- Qua 4 năm triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang đã đạt được một số thành quả nhất định, có tính khả thi cao. Đặc biệt, người dân được trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ dự án nên đã nhận thức rõ về các cơ chế, chính sách cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống các dân tộc trên địa bàn 4
24/01/2013
Qũy Đầu tư phát triển đất và bảo lãnh tín dụng triển khai hoạt động năm 2013
HGĐT- Ngày 22.1, Quỹ đầu tư phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai hoạt động năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ chủ trì hội nghị. Đến dự có các đồng chí thành viên HĐQL, Ban kiểm soát, Ban điều hành, lãnh đạo và chuyên
23/01/2013