Cam sành Bắc Quang vui được mùa, được giá

16:52, 31/01/2013

HGĐT - Có thể nói, một hai năm gần đây, cây cam sành ở Bắc Quang đang lấy lại hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam ngày càng ổn định đã đem đến những dấu hiệu tích cực cho việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cam, quýt trên địa bàn huyện Bắc Quang.


Có được điều này một phần là bởi chất lượng cam sành Bắc Quang ngày càng được nâng lên do người dân biết đầu tư, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật khoa học. Cùng với đó, trước tâm lí e ngại về nhiều loại hoa quả nhập ngoại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bị ngâm, ủ hóa chất độc hại. Chính vì thế, với lợi thế sản xuất ở một vùng có truyền thống, người dân ít sử dụng các chế phẩm hóa học để chăm sóc, xử lý trái cam sau thu hoạch nên trái cam sành Bắc Quang nói chung và cam sành Hà Giang nói riêng luôn được coi là trái cây sạch.



Huyện Bắc Quang luôn quan tâm, tạo điều kiện cho người dân mở rộng diện tích cam sành.

Theo đánh giá của huyện Bắc Quang, năm nay, nhờ sự chăm sóc tốt, cộng với thời tiết phù hợp nên các diện tích cam sành đạt năng xuất khá cao. Trên địa bàn huyện, diện diện tích cam, quýt cho thu hoạch hiện đạt trên 950/1.140ha. Theo ước tính, năng suất cam của huyện bình quân đạt trên 60,4 tạ/ha, ước sản lượng cam, quýt toàn huyện năm nay sẽ đạt trên 6.000tấn. Cam không chỉ được mùa, năm nay giá cam cũng khá tốt. Từ đầu mùa cam đến nay, giá cam bán xô tại vườn đạt trên 10.000đ/kg, giá cam đẹp khoảng từ 12.000 – 15.000đ/kg. So với năm ngoái, giá cam năm nay tăng khoảng 4 – 5.000đ/kg. Với giá cả như vậy, hứa hẹn một vụ cam bội thu cho người nông dân trồng cam ở huyện Bắc Quang.

 

Vào vùng trồng cam nhiều nhất của tỉnh ở các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều, trên các vườn đồi trĩu trịt trái đang vào độ chín rực. Rất nhiều người lao động hái cam thuê tụ tập ở các chân đồi để chờ các chủ vườn thuê hái trái bán cho tư thương. Ghé thăm trang trại cam của ông Vũ Văn Mạnh ở thôn Khuổi Mù, xã Vĩnh Hảo, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi trên diện tích khoảng trên 10ha cam của gia đình ông, trái cam đang vào độ chín vàng rực và trĩu trịt quả. Nhờ sự chăm sóc tốt nên vườn cam của gia đình ông Mạnh được coi là vườn cam có năng suất nhất vùng. Với giá cả cam thuận lợi như năm nay, theo ước tính vườn cam của gia đình ông Mạnh sẽ cho thu hoạch khoảng trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi thu về đạt khoảng trên 1 tỷ đồng. Giống như ông Mạnh, gia đình ông Vũ Quang Lân ở xã Vĩnh Phúc là Chi hội trưởng Hội trồng cam Bắc Quang cũng có diện tích trồng cam trên 7ha. Năm nay, cam sai trái, giá cao nên dự kiến gia đình sẽ đạt 200 tấn. Với mức bán tại vườn là 10.000đ/kg, dự kiến trừ chi phí chăm sóc, gia đình ông Lân sẽ thu lãi khoảng 1 tỷ. Ông Lân cho chúng tôi cho biết, nhiều hộ trồng cam ở Bắc Quang đang có được một nguồn thu lớn từ cây cam, trong đó số hộ ra nhập “Câu lạc bộ tỷ phú” từ cam sành là rất lớn. Điều này như một động lực tiếp tục làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và đặc biệt là người nông dân về vai trò, vị thế của cây cam, một loại cây truyền thống của vùng đất Bắc Quang.

 

Phấn khởi trước một mùa cam bội thu, đồng chí Hoàng Quang Phùng, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết, những năm qua cùng với việc giá cả thuận lợi, huyện đã vận động người dân mở rộng các diện tích trồng cam. Hướng tới việc phát triển vùng cam bền vững, huyện đã và đang quy hoạch vùng trồng cam gắn với cải tạo giống, từng bước triển khai áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch. Để giúp cho trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa, trong dịp đầu năm này, huyện hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công, đưa cam xuống Hội trợ nông lâm sản Việt Nam ở Hà Nội để trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Qua dịp này, huyện cũng mong muốn các ngành, các cấp, những nhà sản xuất, kinh doanh quan tâm đến việc đầu tư, hợp tác để phát triển cây cam sành Bắc Quang, đồng thời giới thiệu sản phẩm cam sành đến với người tiêu dùng cả nước… 
 

                  Một số hình ảnh về “vựa” cam Bắc Quang năm nay


                        Chuẩn bị cây cam giống để mở rộng diện tích trồng.


Mùa cam sành chín, các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều, Việt Hồng và nhiều xã của huyện Bắc Quang rực một mầu cam tươi rói. 

        

Với trên 900ha cho thu hoạch, sản lượng đạt hoan 6.000 tấn, cây cam sành Bắc Quang đem lại nhu nhập cao, có những hộ thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng trong vụ cam năm nay.


Trái cam sành Bắc Quang thường chính vào độ cuối tháng 11 âm lịch hàng năm.


Cam sành Bắc Quang trở thành món quà đặc sản của miền đất trù phú phía nam của Hà Giang.


Cam sành Bắc Quang rất dễ nhận biết với đặc điểm là vỏ dầy, sần, lõi cam vàng, có hạt, ăn có vị ngọt khé, đậm đà.

 


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng NTM tại xã Phiêng Luông.
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Năm 2012 thực sự là một năm đầy “giông bão” đối với ngành nông nghiệp huyện Bắc Mê khi liên tiếp xảy ra thiên tai, dịch bệnh... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Nhưng, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Mê trong nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn đã mang lại
31/01/2013
“Ranh giới” rõ ràng
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Dự án đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24.8.2011của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai từng địa phương. Đối với huyện Bắc Mê, dự án này đang gấp rút
31/01/2013
Nỗ lực thực hiện các dự án giao thông
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Ngành GT-VT là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công. Thế nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nên ngành GT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn được xác định có vai trò quan trọng, chìa
31/01/2013
Trên những cánh đồng dưa Nà Vuồng
HGĐT- Cái rét ngọt miền sơn cước trong những ngày áp Tết không ngăn được không khí lao động sôi nổi đang diễn ra trên đồng ruộng Nà Vuồng, xã Yên Phong (Bắc Mê), nơi những thửa ruộng xác xơ cỏ mọc trong vụ Đông – xuân trước đây đã được thay thế bằng những ruộng dưa, bí cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, giúp người dân nơi đây thoát nghèo bền vững.
30/01/2013