Xây dựng khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang cách làm thiết thực và bền vững

09:15, 24/11/2012

HGĐT- Những năm qua, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ngày càng phát triển, mở rộng tại huyện Bắc Quang. Nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển bền vững, đồng thời gắn với việc quy hoạch đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị và đặc biệt là vấn đề môi trường, Bắc Quang đã có chủ trương quy hoạch, xây dựng Khu sản xuất TTCN tại thị trấn Việt Quang. Trên cơ sở đó, Khu sản xuất TTCN tại tổ 7, thị trấn Việt Quang được ra đời, đã và đang dần trở thành một mô hình về xã hội hóa đầu tư, quy tụ các cơ sở sản xuất về đây.



Một cơ sở chế biến mành tre chuẩn bị đưa vào hoạt động tại Khu TTCN, sẽ góp phần giải quyết việc làm hàng chục lao động.


Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Hữu Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường, cần mặt bằng để di dời cơ sở sản xuất của mình, UBND huyện đã lập phương án quy hoạch, bố trí mặt bằng Khu sản xuất TTCN. Tổng diện tích của Khu hiện có 7.650m2, trong đó diện tích sử dụng chung như đường, rãnh thoát nước, hàng rào, bãi quay xe là trên 2.000m2. Diện tích giao cho cơ sở sản xuất là trên 5.000m2. Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xã hội hóa, giao công trình cho dân làm chủ, Nhà nước quản lí. Với mặt bằng có sẵn và rất thuận lợi, qua đó, sự đầu tư của huyện gồm đường giao thông, điện và nước để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất. Còn lại nhân dân tự đóng góp tiền làm mặt bằng, nhà xưởng. Với hướng cho thuê đất lâu dài, huyện xây dựng phương án trình tỉnh cho các hộ sản xuất quy tụ về Khu sản xuất được thuê đất với thời hạn 50 năm.

 

Với sự khuyến khích của huyện, hiện nay, tại Khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang đã thu hút được 10 hộ sản xuất quy tụ về đây. Trong đó có 6 cơ sở đã đi vào sản xuất, 4 cơ sở đang trong quá trình xây dựng. Đồng chí Lê Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Công thương huyện Bắc Quang cho biết, từ chủ trương đúng đắn của huyện, các gia đình đã rất đồng tình ủng hộ, do đó việc triển khai xây dựng Khu sản xuất TTCN tại thị trấn Việt Quang diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài một số hạng mục do Nhà nước hỗ trợ đầu tư thì người dân đã quyên góp và tự đứng ra triển khai các hạng mục san ủi, tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở sản xuất. Đáp ứng nhu cầu của các hộ sản xuất và để khuyến khích các hộ, huyện cũng đang xây dựng và tìm hướng hỗ trợ các hộ quy tụ về đây bằng các chính sách ưu đãi.

 

Hồ hởi dẫn chúng tôi đến thăm Khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang, lãnh đạo thị trấn Việt Quang cho biết, toàn thị trấn hiện có hàng chục cơ sở sản xuất TTCN, trong đó đa phần là các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, đồ mộc. Với hướng quy tụ sản xuất, 10 hộ đã và đang xây dựng cơ sở sản xuất bền vững tại đây. Bước đầu, bà con rất phấn khởi và quyết tâm bởi sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện đối với bà con sản xuất là rất lớn. Điều này được thể hiện qua việc tạo điều kiện mặt bằng sản xuất, điện nước, đường sá đi lại, khu vực sản xuất lại rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi. Đặcbiệt là về đây, các diện tích đất không dính dáng đến tranh chấp, đền bù, rất thuận. Đó là điều mà không ít khu sản xuất tập trung của tỉnh, thâm chí của cả nước có được. Để khẳng định sự gắn bó, phát triển lâu dài, các hộ đăng ký về đây sản xuất đã xây dựng nhà xưởng, tường bao khuôn viên, hình thành nên một khu vực sản xuất khá đẹp và chắc khiến nhiều người lầm tưởng đây là một khu dân cư vì tính quy hoạch rất đồng bộ.

 

Ông Vũ Trọng Lân, Tổ trưởng Khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang cho biết, ông và anh Đỗ Văn Ly là những người đầu tiên của thị trấn vào đây lập cơ sở sản xuất theo chủ trương của huyện. Trước đây sản xuất bên ngoài, ngành nghề mộc khá ô nhiễm, bà con ngoài phố thường phàn nàn lắm. Vì vậy, vào đây là một chủ trương rất hợp lí, đáp ứng sự phát triển lâu dài của các cơ sở sản xuất TTCN. Với diện tích mỗi cơ sở được huyện bố trí trên 500m2, khá lí tưởng cho việc bố trí xây dựng nhà xưởng. Anh Đỗ Văn Ly, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tiếng trong và ngoài tỉnh tâm sự, trước đây sản xuất bên ngoài, diện tích hẹp, để vươn lên sản xuất lớn hơn, đòi hỏi phải có mặt bằng. Sự tạo điều kiện của huyện như thế này đối với chúng tôi là rất tuyệt vời. Vì sự phát triển chung, vì môi trường, chúng tôi hoàn toàn đồng tình và mong muốn huyện tiếp tục mở rộng quy mô của Khu để ngày càng có nhiều hơn các cơ sở sản xuất về đây, tạo nên sự phát triển lành mạnh.

 

Nhờ có mặt bằng và những cơ chế hộ trợ bước đầu của huyện Bắc Quang, các cơ sở sản xuất như của ông Vũ Trọng Lân, Đỗ Văn Ly..., ngày càng làm ăn thuận lợi hơn. Đến thăm các cơ sở sản xuất tại Khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang có thể thấy rất nhiều lao động là các thanh niên trong khu vực đang có mặt tại đây để làm thợ, học nghề. Trong đó, các cơ sở như của anh Ly, ông Lân, cơ sở sản xuất mành tre của một doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng. Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Hữu Trí cho biết, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sự phát triển của thị trấn, huyện đang tiếp tục có chủ trương mở rộng Khu TTCN thị trấn thêm khoảng trên 4.000m2 nữa. Đây là điều rất đáng đối với các cơ sở sản xuất và cho sự phát triển bền vững của thị trấn, của huyện.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hàng Việt Nam đã đến với người dân vùng cao
HGĐT- Là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, người dân vùng cao sống chủ yếu ở các bản làng xa xôi, ít được tiếp cận những mặt hàng do Việt Nam sản xuất, chính vì vậy Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Sở Công thương tổ chức tại các huyện đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là
22/11/2012
Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Hà Giang 2012: Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và hỗ trợ địa phương phát triển
HGĐT- Nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp - thương mại và hỗ trợ các thành phần kinh tế của tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ, từ ngày 26.11 - 2.12.2012, Trung tâm khuyến công - xúc tiến Công thương Hà Giang và Công ty CP Hội chợ Triển lãm Quốc tế VINEXPO tổ chức Hội chợ Công nghiệp - thương mại Hà Giang 2012.
22/11/2012
Mang lại lợi ích cho khách hàng từ dịch vụ thẻ ATM
HGĐT- Nhiều năm qua, hình ảnh cán bộ, công nhân viên chức và nhiều người dân sử dụng dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng No&PTNT Hà Giang đã rất quen thuộc. Với nhiều tiện ích của loại hình thanh toán điện tử này, vì thế, sự gia tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM, trong đó đặc biệt là thẻ ATM của Agribank ngày càng lớn. Theo con số thống kê, hiện
22/11/2012
Nông dân Hoàng Su Phì thu trên 66,6 tỷ đồng từ sản phẩm chè
HGĐT- Với 3.163 ha chè đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt trên 35 tạ/ha, sản lượng chè bút tươi đạt 11.110 tấn có giá bán trung bình 6 nghìn đồng/kg. Năm nay người trồng chè Hoàng Su Phì thu về trên 66,6 tỷ đồng. Cây chè đã mang lại nguồn thu tương đối ổn định, góp phần quan trọng trong việc XĐGN của người dân Hoàng Su Phì. Nguồn thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng được
22/11/2012