Mèo Vạc lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án

09:17, 24/11/2012

HGĐT- Mèo Vạc là huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế do chịu sự ảnh hưởng của yếu tố địa hình và khí hậu khắc nghiệt. Chính vì vậy, huyện Mèo Vạc đã tích cực huy động, lồng ghép các chương trình, dự án để tạo điều kiện cho người dân từng bước XĐGN bền vững. Hiệu quả mang lại nhìn thấy rõ nhất chính là đời sống của người dân đang từng bước được cải thiện.



Thông qua việc lồng ghép các chương trình, dự án đã góp phần giúp người dân ở thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng có cuộc sống ổn định.


Từ việc xác định: Đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN là mục tiêu chính, nên trong những năm qua, huyện Mèo Vạc đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, chủ động xây dựng chương trình công tác trọng tâm và lên kế hoạch triển khai các đề án, dự án trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội. Để có được những điều đó thì công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo từ huyện đến xã, thị trấn được thực hiện một cách sâu sát, quyết liệt, chủ động trong việc nắm bắt thông tin và chỉ đạo xử lý các vấn đề phát sinh khẩn trương, kịp thời. Trong những năm qua, được sự hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đặc biệt là sự vào cuộc của các cấp chính quyền đã có nhiều đề án, phương án được triển khai có hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, huyện Mèo Vạc đã triển khai 33 phương án, đề án, kế hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn 31.266,47 triệu đồng được bố trí từ các nguồn vốn Chương trình 30a, Chương trình 135 và một số nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.

 

Để tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, huyện Mèo Vạc đã đặc biệt chú trọng đến công tác khuyến nông, khuyến lâm thông qua việc hỗ trợ, cung ứng giống, vật tư cho người dân; mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, trồng các loại cây, con cho năng suất cao như: lúa lai shan ưu 63, ngô lai NK4300, DK9901, truyền tinh nhân tạo cho bò, nuôi ngựa bạch... Đồng thời vận động người dân mạnh dạn áp dụng KHKT vào nuôi trồng, làm thay đổi tập tục canh tác lâu đời của người dân trên địa bàn. Tính đến thời điểm này, huyện Mèo Vạc đã thực hiện cung ứng 75,6 tấn giống ngô và lúa, 1.440 tấn phân bón; đồng thời triển khai 17 mô hình trồng trọt và 1 mô hình chăn nuôi, mở 118 lớp tập huấn thu hút trên 7000 lượt người tham gia. Kết quả mang lại rõ nhất là tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Mèo Vạc không ngừng giảm mỗi năm, đi cùng với đó là công tác an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh trật tự được giữ vững. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện chỉ còn 56,93%, giảm 6,95% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số rất đáng ghi nhận và cho thấy hiệu quả từ việc lồng ghép các chương trình, dự án ở địa phương trong thời gian qua.

 

Bên cạnh việc triển khai nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả thì huyện Mèo Vạc đã tích cực lồng ghép các chương trình, dự án như: Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình 30a, 167, 120, 193, dự án định canh định cư, dự án quy tụ dân cư vùng giáp biên... với mục tiêu giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Đến nay, huyện Mèo Vạc đã hoàn thành xóa 1.043 nhà tạm và đang tiếp tục triển khai xóa 37 hộ bằng nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, các dự án cũng được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng, giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất. Để tạo ra điểm nhấn, làm cơ sở nhân rộng trong toàn huyện, Mèo Vạc đã tập trung các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, phát huy nội lực từ dân trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Từ năm 2011 đến nay, huyện đã cấp 1000 tấn xi măng tới các xã, đồng thời cấp 2 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện một số tuyến đường bê tông, tạo ra một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn. Bên cạnh đó, xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng NTM thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn đang tạo ra kết quả bước đầu và nhận được sự tham gia nhiệt tình của người dân. Những yếu tố đó đang góp phần giúp cho người dân trên địa bàn có thêm nhiều điều kiện để vươn lên XĐGN, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào các cấp lãnh đạo.

 

Cùng với những kết quả đó, trong những năm qua, huyện Mèo Vạc đã làm tốt công tác hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động. Phòng Lao động – TBXH thường xuyên chủ động phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức hàng chục lớp dạy nghề, tuyển lao động đi xuất khẩu và làm việc tại các tỉnh bạn. Hàng năm, từ các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện đã kịp thời tổ chức cứu đói trong dịp Tết hay mùa giáp hạt. Mỗi năm, huyện Mèo Vạc cấp khoảng 189.060kg gạo vào một dịp giáp hạt cho các hộ nghèo thuộc diện cần cứu đói. Bên cạnh đó, các hộ nghèo còn được hỗ trợ vay vốn để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, công tác bảo trợ xã hội, các chính sách với người có công, người tàn tật, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân... cũng được huyện Mèo Vạc thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên. Tính đến nay, huyện đã thực hiện bàn giao 61.597 thẻ BHYT đến các đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi. Từ những việc làm đó đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho các gia đình khó khăn.

 

Qua thực tế có thể khẳng định rằng, thông qua việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huyện Mèo Vạc đang làm tốt công tác XĐGN, dần tạo ra một bước tiến bền vững trong phát triển KT – XH, đảm bảo AN – QP trên địa bàn.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng khu sản xuất TTCN thị trấn Việt Quang cách làm thiết thực và bền vững
HGĐT- Những năm qua, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ngày càng phát triển, mở rộng tại huyện Bắc Quang. Nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển bền vững, đồng thời gắn với việc quy hoạch đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị và đặc biệt là vấn đề môi trường, Bắc Quang đã có chủ trương quy hoạch, xây dựng Khu sản xuất TTCN tại thị trấn Việt Quang. Trên cơ sở đó, Khu sản xuất
24/11/2012
Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Hà Giang 2012: Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và hỗ trợ địa phương phát triển
HGĐT- Nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp - thương mại và hỗ trợ các thành phần kinh tế của tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ, từ ngày 26.11 - 2.12.2012, Trung tâm khuyến công - xúc tiến Công thương Hà Giang và Công ty CP Hội chợ Triển lãm Quốc tế VINEXPO tổ chức Hội chợ Công nghiệp - thương mại Hà Giang 2012.
22/11/2012
Mang lại lợi ích cho khách hàng từ dịch vụ thẻ ATM
HGĐT- Nhiều năm qua, hình ảnh cán bộ, công nhân viên chức và nhiều người dân sử dụng dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng No&PTNT Hà Giang đã rất quen thuộc. Với nhiều tiện ích của loại hình thanh toán điện tử này, vì thế, sự gia tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM, trong đó đặc biệt là thẻ ATM của Agribank ngày càng lớn. Theo con số thống kê, hiện
22/11/2012
Hàng Việt Nam đã đến với người dân vùng cao
HGĐT- Là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, người dân vùng cao sống chủ yếu ở các bản làng xa xôi, ít được tiếp cận những mặt hàng do Việt Nam sản xuất, chính vì vậy Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Sở Công thương tổ chức tại các huyện đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là
22/11/2012