Những cánh đồng lạc trăm triệu ở Bắc Quang

17:52, 26/10/2012

HGĐT- Sau lời giới thiệu đầy hãnh diện của Trưởng phòng NN&PTNT huyện về những cánh đồng trồng lạc thu hoạch hàng trăm triệu đồng/năm ở xã Đồng Yên (Bắc Quang), chúng tôi quyết định đi kiểm chứng thực tế.


Trên con đường từ Quốc lộ 2 vào Đồng Yên, 2 bên đường những cánh rừng kinh tế xanh rì; các thửa ruộng đã gặt hái xong vẫn còn ngổn ngang rơm, rạ xen lẫn những ruộng lúa, lạc chưa kịp thu hoạch tạo nên “bức tranh” sống động của một làng quê trù phú: Đồng Yên!

 

Đồng Yên nhưng đất không “yên”...

 

Đồng Yên đẹp tựa như bức tranh thủy mặc, không hoa mĩ cũng chẳng nhiều nhà cao, cửa rộng. Từng mái nhà đơn sơ lẩn khuất sau cánh đồng làm chúng tôi càng đi càng có cảm giác đang về với những cánh đồng miền xuôi yên ả nhưng đất không “yên” bởi có bàn tay lao động chăm chỉ không cho đất nghỉ, những vụ mùa nối tiếp nhau tạo nên sự no đủ, đầm ấm cho người nông dân nơi đây.

 


           Người dân thôn Đồng Mừng, xã Đồng Yên thu hoạch lạc giống.

Con đường về xã cứ như dài mãi, hun hút, dằng dặc theo suy tư, nỗi niềm của những con người lần đầu tiên đặt chân tới mảnh đất này. Anh Phạm Xuân Tình, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang đưa chúng tôi về với vùng đất triệu phú, tâm sự: “Thực hiện theo chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”, đã làm tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất,nâng cao thu nhập; đây cũng là tiền đề cho chương trình sản xuất các loại cây trồng hàng hóa của huyện. Việc thực hiện cánh đồng thâm canh cao đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, trình độ canh tác của người dân. Qua đó, đã tạo nên sự lan tỏa rộng rãi để bà con tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo. Cánh đồng thâm canh theo quy mô tập trung làm gia tăng sản lượng và chất lượng các loại cây trồng đã và đang làm nền tảng liên kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà doanh nghiệp”. Và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để huyện Bắc Quang tạo nên những cánh đồng không ngừng, nghỉ.

 

Thực hiện Đề án Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung huyện Bắc Quang giai đoạn 2012 – 2015”, thời gian qua Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã tổ chức triển khai tập huấn cho gần 4.000 hộ của 7 xã: Liên Hiệp, Hùng An, Đồng Tâm, Quang Minh, Đông Thành, Vĩnh Phúc và Đồng Yên với diện tích 155ha trên địa bàn 60 thôn. Qua thu hoạch, năng suất bình quân đạt gần 25 tạ/ha và lợi nhuận1ha trồng lạc giống L14 (sau khi trừ chi phí) đạt gần 43.700.000 đồng/ha, gấp 1,5 lần lợi nhuận so với trồng lạc sen lai hiện nay. Chỉ vậy thôi, với 1ha trồng lạc theo Đề án đã tạo cho bà con lợi nhuận gấp 1,5 lần thì Đề án rất xứng đáng để nhân rộng.

 

...những tín hiệu đáng mừng:

 

Rời đường cái, vượt qua cây cầu treo đơn sơ chúng tôi đến thôn Đồng Mừng, một trong những thôn có diện tích trồng giống lạc L14 lớn nhất của xã Đồng Yên; bắt gặp những ruộng lạc tươi tốt. Nhìn đâu cũng thấy lạc, cây lạc hiện hữu khắp nơi, từ ngoài cánh đồng cho tới vườn nhà đều là lạc; lạc phơi đầy sân, phủ kín gác bếp. Khách tới nhà ngoài việc được thưởng thức chén trà xanh đặc trưng vùng quê còn được thưởng thức những hạt lạc luộc, rang thơm lừng, bùi ngậy. Chị Trần Thị Đoàn (thôn Đồng Mừng) bộc bạch: “Đã vào đến nhà, các chú phải nếm thử vài hạt lạc để xem lạc Đồng Mừng có giống lạc nơi khác không? Lạc ở đây rất thơm, bùi và ngọt.” Quả đúng vậy! Chị Đoàn tiếp lời: “Năm nay, chương trình hỗ trợ 100% giống; gia đình đầu tư công lao động, các loại vật tư, phân bón và được tập huấn kỹ lưỡng về quy trình gieo trồng, chăm sóc nên bà con đã tận dụng tối đa diện tích đất để trồng lạc. Nhà mình có gần 1ha đất, ngoài cấy lúa,sau 3 vụ, từ trồng lạc đã cho thu gần 60 triệu đồng đấy!. Nếu như trước đây, sau trồng lúa chỉ trồng thêm rau xanh nên chưa bao giờ thu về được khoản tiền lớn như vậy. Diện tích đất ít nên nhà mình chỉ thu được vậy, chứ còn gia đình bà Nông Thị Vinh có nhiều đất, đều trồng hết lạc đã thu về hàng trăm triệu đồng sau 3 vụ đấy...”.

 

Anh Hoàng Hải Chư, Chủ tịch UBND xã Đồng Yên: “Mừng lắm khi bà con được mùa. Trước đây, người dân Đồng Yên cũng vẫn trồng lạc xen canh nhưng năng suất, sản lượng không cao bằng giống lạc hiện nay. Mỗi vụ thu hoạch trừ hết chi phí chỉ thu về gần 27 triệu đồng/ha. Nay trồng giống lạc mới lợi nhuận thu về gần gấp 2 lần, bà con mừng ra mặt các anh ạ! Tuy nhiên, trong xã vẫn còn một số hộ sau khi triển khai trồng đã khôngchăm sóc đúng quy trình nên năng suất, sản lượng thấp dẫn tới chán nản và có những biểu hiện, lời lẽ không tích cực.Nhưng sau khi chính quyền vào cuộc tuyên truyền, giải thích và đưa ra những dẫn chứng cụ thể của những hộ thực hiện tốt; đến nay, bà con đã hiểu và đều quyết tâm mở rộng diện tích với mục tiêu sẽ làm giàu từ lạc...”.

 

Trên đường trở về, Trưởng phòng NN&PTNT Bắc Quang khẳng định: “Qua quá trình theo dõi sinh trưởng và phát triển của giống lạc L14 cho thấy: Đây là giống lạc phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương; thân đứng, chống đổ tốt, quả mọc tập trung ở gốc rất thuận lợi cho việc thu hoạch và nhất là sản phẩm lạc luôn có thị trường ổn định, bà con sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Nhờ đó mà đời sống của người nông dân được cải thiện đáng kể... Với những thắng lợi bước đầu của Đề án mang lại, bước sang năm 2013, huyện Bắc Quang sẽ tiếp tục xây dựng 12 cánh đồng thâm canh với diện tích 255ha theo tiêu chí diện tích đất tập trung từ 10ha trở lên cùng trồng 1 loại giống cây cho năng suất, chất lượng cao; thực hiện thâm canh theo quy trình bón vôi khử chua, bón phân cân đối và năng suất ước đạt 35 tạ/ha...”. Năm 2013 theo như kế hoạch đề ra và người dân nghiêm túc thực hiện đồng bộ các khâu trong quy trình kỹ thuật thì với gần 260ha, sau 3 vụ trồng lạc theo thời giá hiện tại người nông dân trồng lạc Bắc Quang sẽ có lợi nhuận sau khi trừ chi phí ban đầu trên 33 tỷ đồng. Một số tiền không hề nhỏ; một tín hiệu đáng mừng khi sản phẩm lạc cùng với các loại hàng hóa nông nghiệp khác sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo bằng chính nguồn lực, thế mạnh sẵn có của địa phương.

 


TUẤN ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh phấn đấu đưa vụ Đông thành vụ chính trong sản xuất nông nghiệp
HGĐT -Những ngày cuối Thu, chúng tôi lên với huyện vùng cao Yên Minh và được chứng kiến không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân khắp các thôn gần, bản xa. Khác với nhiều năm trước, năm nay ngay sau khi gặt xong lúa vụ Mùa, bà con trên địa bàn toàn huyện tích cực xuống đồng để trồng các loại cây vụ Đông với mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ chính trong sản xuất
26/10/2012
Đến với làng nghề may mặc ở Phó Bảng
HGĐT- Nghề may mặc ở thị trấn Phó Bảng không biết có tự bao giờ, chỉ biết hiện nay trên địa bàn thị trấn hầu như gia đình nào cũng có người làm nghề này, nhà nào cũng có máy khâu, kể cả máy khâu đạp chân và máy khâu điện. Từ nghề may mặc, người dân nơi đây đã có thu nhập đáng kể để phục vụ những nhu cầu của đời sống.
25/10/2012
Tiếp sức cho các hộ sản xuất, kinh doanh ở huyện Vị Xuyên
HGĐT- Mỗi lần đến NHNo&PTNT Vị Xuyên, chúng tôi đều được chứng kiến sự bận rộn của mỗi cán bộ, nhân viên nơi đây. Không chỉ bởi địa bàn hoạt động rộng, là huyện động lực của tỉnh với rất nhiều tiềm năng, lợi thế mà còn bởi cấp ủy, chính quyền huyện Vị Xuyên cũng luôn quan tâm, chỉ đạo việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh với người bạn đồng hành, địa chỉ uy tín trong việc
24/10/2012
Công ty Cổ phần xi măng Hà Giang Đại hội đồng cổ đông lần thứ 3 (bất thường) thành công
HGĐT- Như Báo Hà Giang đã đưa tin, đã 2 lần Công ty Cổ phần xi măng Hà Giang tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường (lần thứ 1 vào ngày 5.9.2012; lần thứ 2 vào ngày 26.9.2012) để thông qua báo cáo tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua, đồng thời chất vấn, đề nghị HĐQT, Ban Giám đốc, Phòng Kế toán giải trình làm rõ yêu cầu của cổ đông về
24/10/2012