Khai thác và chế biến khoáng sản:

“Lời giải” ở Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản

09:08, 15/09/2012

HGĐT- Là doanh nghiệp đầu tiên của Hà Giang hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu khoáng sản, sau hơn 10 năm khai thác, chế biến, xuất khẩu, Công ty đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu hoạt động hiệu quả nhất, tính đến thời điểm hiện nay trong lĩnh vực khai khoáng.



   Tập thể lãnh đạo Công ty trong ngày đăng ký tham gia Sàn giao dịch Chứng khoán.

Trước tình hình khai thác khoáng sản bùng nổ hiện nay, đưa ra hoạt động của Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang chỉ mong: Bài học thực tiễn của doanh nghiệp sẽ góp phần đóng góp hiệu ích cho ngành công nghiệp non trẻ tỉnh nhà có bước đi bền chắc. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất nước...

 

Doanh nghiệp và khủng hoảng kinh tế toàn cầu:

 

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay kéo theo biết bao hệ luỵ mà các nước, các doanh nghiệp đang phải hứng chịu? Tình thế khó khăn trên đã buộc Chính phủ ra Nghị quyết 11Cp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc cắt giảm hàng loạt hạng mục đầu tư, tiết kiệm chi tiêu, thắt chặt tiền tệ... đã đẩy không ít các doanh nghiệp buộc phải hoạt động cầm chừng, đã có nhiều doanh nghiệp phá sản. Kể từ năm 2011 đến nay, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn hết sức khó khăn cả trong nước và nước ngoài. Điều đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Trong nửa năm đầu 2012, Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang vẫn vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục. Sản xuất duy trì ổn định trong các khâu: Khai thác, chế biến và xuất khẩu kim loại do Công ty làm ra. Doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay đạt 92.402,8 tỷ đồng, đạt 57,75% kế hoạch năm đề ra. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, thì doanh thu của đơn vị tăng đạt tới 93,78%. Mức lương thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng. Giải quyết công ăn, việc làm cho 210 lao động. Sáu tháng qua, Công ty đã nộp ngân sách nhà nước 18 tỷ 700 triệu đồng. Mức nộp ngân sách địa phương và đóng góp cho các công tác an sinh xã hội trong rất nhiều năm qua, đơn vị vẫn duy trì đứng “số I” trong các doanh nghiệp hiện đang làm ăn, đứng chân trên địa bàn Hà Giang. Mục tiêu phấn đấu của đơn vị trong 6 tháng còn lại là: Doanh thu trên 70 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng.Nhiều lần gặp trao đổi với các anh lãnh đạo trong doanh nghiệp về ảnh hưởng của suy giảm nền kinh tế và tác động đến hoạt động của đơn vị? Câu trả lời thực tế đó là: Khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã làm giá bán sản phẩm Ăng ti mon kim loại(A – H) của doanh nghiệp đang dao động từ 6.500 – 6.700 USD/tấn, giảm xuống chỉ còn 4.500 đến 4.300 USD/tấn. Khủng hoảng và suy thoái lần này, cũng một tấn A- H đạt trên 99,98%sb, hiện nay doanh nghiệp đang bán với giá 11.500 đô la, có thời điểm bán trên 12.500 đô la/tấn. Có lẽ đây là con số bán hàng “bất ngờ và ngoạn mục nhất” trong các bài toán làm kinh tế giai đoạn suy giảm toàn cầu hiện nay?!

 

Đâu là “lời giải”?

 

Theo chân doanh nghiệp ngay từ ngày đầu đi vào khai thác, chế biến và xuất khẩu năm 2002, đến nay để nhận ra “một điều” quyết định sự thành công của đơn vị đó là: “Con người + Công nghệ”. Đúng là như vậy. Có rất nhiều lần tôi hỏi chuyện nguyên Giám đốc Công ty, anh Ma Ngọc Tiến, nay là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp là tại sao đơn vị lại chọn khoáng sản Ăng ti mon để đầu tư khai thác, chế biến? Câu trả lời: Vì Ăng ti mon là “Một “trong” số 11 loại kim loại quý “không thể thay thế” trong phát triển Công nghiệp Công nghệ cao.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo của tôi là: Tại sao đơn vị không khai thác bán ngay lấy tiền như nhiều doanh nghiệp vẫn làm, mà “phải” đầu tư công nghệ tuyển, luyện ra sản phẩm cuối cùng trong lúc đơn vị còn hạn hẹp về tài chính? Câu trả lời rằng: Sản xuất hay kinh doanh cần có thương hiệu. Thương hiệu càng độc đáo, thì “giá trị gia tăng” của thương hiệu... càng lớn. Kế tiếp các thế hệ lãnh đạo trực tiếp của đơn vị hôm nay là các anh: Trịnh Ngọc Hiếu, Đào Xuân Tuất... họ đã và đang duy trì và phát triển sự thịnh vượng trong khai khoáng làm giàu cho doanh nghiệp, cho đất nước.

 

Như câu chuyện trên cho thấy, điều mà hiện nay dù làm gì, ở đâu, sản xuất hay kinh doanh, công hay, tư, thì yếu tố “con người” “có Tâm, có Tầm” vẫn luôn là nhân tố quyết định hàng đầu cho mọi sự phát triển. Tâm, của người lãnh đạo tốt sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ người lao động. Và Tầm, của người đứng đầu càng cao, rộng... sẽ đóng góptích cực cho cả cộng đồng xã hội và quốc kế dân sinh. Nói điều trên để minh chứng rằng Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang đã có một đội ngũ người lãnh đạo “hội tụ” đầy đủ đức tính đòi hỏi đó là có Tâm và có Tài, để xây dựng doanh nghiệp đi lên trong ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; trong nhiều năm qua đã duy trì sản xuất ổn định; tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho người lao động; có nhiều đóng góp cho ngân sách tỉnh. Đồng thời, đơn vị có rất nhiều đóng góp vào công cuộc xoá đói – giảm nghèo cho đồng bào trong tỉnh. Hiện tại, đơn vị đã xây dựng nhiều công trình, giúp đỡ nghĩa tình cho đồng bào các xã: Du Tiến, Thắng Mố, Mậu Duệ... huyện Yên Minh; giải quyết rất nhiều lao động nghèo, người địa phương nơi đơn vị đứng chân và trở thành “con chim đầu đàn” trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Hà Giang.

 

Giải đáp về vấn đề đầu tư công nghệ thấy rằng, doanh nghiệp đã lựa chọn công nghệ tiên tiến để chế biến “sâu”.

 

Thứ nhất: Làm ra sản phẩm có độ tinh khiết cao tới 99,98% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Thế giới. Và thực tế, sau khi làm ra sản phẩm A – H Công ty đã xuất khẩu 100% sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản.

 

Thứ hai là: Công nghệ phải thân thiết với môi trường, nhằm giảm thiểu tối đa rác thải, khói bụi gây ô nhiễm. Thực tế công nghệ luyện hiện nay của doanh nghiệp là công nghệ luyện “không khói”.

 

Thứ ba: Là điều kiện để vận hành công nghệ là công tác đào tạo nguồn lực bằng “chính” công nhân của đơn vị thành các công nhân lành nghề.

 

Thứ tư là: Luôn chăm lo đến quyền và lợi ích của người lao động để phát triển ổn định về nhân lực, bền vững, lâu dài trong quá trình sản xuất.

 

Và điều rất quan trọng nữa đối với Công ty đó là, luôn luôn chia sẻ, đóng góp có hiệu quả cho công tác an sinh xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo tại địa phương. Cho đây là điều quan trọng trong quá trình cam kết khai thác tài nguyên để làm giàu cho đất nước. Điều đó, bài học trong khai khoáng hiện đang có “lời giải” từ Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Găm hàng" chờ tăng giá xăng dầu
Trong các ngày 25 và 26/8, trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, nhiều cây xăng có biểu hiện "găm hàng" chờ tăng giá.
27/08/2012
Vĩnh Phúc xây dựng NTM từ trong nếp nghĩ người dân
HGĐT- Một cánh đồng lúa xanh rờn “Tuổi con gái” hòa lẫn mầu xanh của những cánh rừng kinh tế mãi xa tạo nên sắc mầu của cuộc sống tươi tốt, bình yên. Đây chính là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi về với xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).
23/08/2012
Mèo Vạc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa
HGĐT- Trong sản xuất nông nghiệp ở Mèo Vạc, do chịu sự chi phối của yếu tố địa hình, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế hạn chế nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa đang là một hướng đi trọng tâm trong công tác XĐGN của huyện .
23/08/2012
Phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn ở Yên Minh – khó khăn về vốn vay
HGĐT- Phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn là hướng đi đúng và nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân trên địa bàn huyện Yên Minh. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, số trang trại được hình thành còn quá ít so với nhu cầu thực tế của người dân cũng như yêu cầu của huyện.
21/08/2012