Những giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng

08:27, 26/06/2012

HGĐT- Sau 9 năm hoạt động, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã cho trên 233 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với số tiền trên 2.500 tỷ đồng. Qua đó đã góp phần giúp gần 70 nghìn hộ thoát nghèo, thu hút trên 100 nghìn lao động có việc làm, gần 9 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, xây dựng gần 24 nghìn công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường ở nông thôn, giúp hơn 11.700 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở,...


Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của chi nhánh còn nhiều tồn tại, yếu kém: Nợ xấu chiếm tỷ lệ cao (2,5%), gấp 2 lần bình quân chung toàn quốc và có chiều hướng gia tăng; lãi tồn đọng lớn, cao gấp 2 lần bình quân chung toàn quốc; nợ xấu không có khả năng thu hồi cao... và còn nhiều tồn tại khác như: ý thức của người dân trong việc sử dụng vốn và trả nợ Ngân hàng chưa cao, chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) yếu kém, chất lượng hoạt động cho vay uỷ thác qua các tổ chức Hội đoàn thể còn nhiều tồn tại; UBND cấp xã chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề liên quan trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Đặc biệt, NHCSXH chưa tham mưu kịp thời, hiệu quả cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị để xử lý những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách. Những tồn tại này, nếu không được xử lý và tiếp tục để phát sinh kéo dài thì không những ảnh hưởng đến việc bảo tồn nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước mà còn tạo nên tâm lý ỷ lại, coi thường kỷ luật tín dụng, lan truyền trong một bộ phận không nhỏ người vay vốn, làm giảm sút hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi. Để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, UBND tỉnh chỉ đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, UBND các huyện, TP thành lập BCĐ củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Chi nhánh và Phòng Giao dịch NHCSXH các huyện phải xây dựng Đề án thực hiện, trong đó nêu rõ tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại, đề ra giải pháp khắc phục và cam kết thực hiện...


Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng: Là tín dụng chính sách, điều đầu tiên chất lượng tín dụng phải quan tâm là góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách; thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ chế tín dụng đối với từng chương trình về đối tượng, điều kiện, mức cho vay, thời hạn, lãi suất và phương thức cho vay... Việc đánh giá chất lượng tín dụng chính sách phải đánh giá việc chấp hành cơ chế đã được quy định cho từng chương trình. Như vậy, chất lượng tín dụng của NHCSXH được xác định bằng các tiêu chí như: vốn cho vay đến đúng đối tượng, đúng chính sách; tiền vay được giải ngân đến tận người vay; gắn cho vay với việc áp dụng tiến bộ KHKT vào SXKD; đạt tỷ lệ thu lãi trên số lãi phải thu theo quy định cho từng thời kỳ; tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức cho phép.


Nâng cao chất lượng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, bảo tồn vốn, đảm bảo thu nợ gốc và lãi đúng hạn, nợ quá hạn dưới tỷ lệ cho phép. Tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo vốn vay phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng, góp phần tích cực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và các chương trình phát triển KT – XH trên địa bàn.


Để nâng cao chất lượng tín dụng cần tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp:

- Vấn đề căn bản, vốn cho vay phải thực sự đến với các đối tượng thụ hưởng trên nguyên tắc dân chủ, công khai, hay nói cách khác là tiền vay phải đến được tận người vay, phải được bình xét công khai, dân chủ từ cơ sở, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay; có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền xã, sự tham gia giám sát, hướng dẫn của các Hội đoàn thể và Trưởng thôn; có thể đánh giá vai trò của Trưởng thôn rất quan trọng trong hoạt động của Tổ TK&VV, nó gắn kết trách nhiệm của chính quyền thôn trong việc quản lý, giám sát hoạt động của Tổ, tạo được ý thức của người vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Việc vay vốn của các đối tượng được vay phải gắn chặt với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Vốn đang là yếu tố thúc đẩy việc áp dụng kiến thức và tiến bộ của KHKT vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

- Các ngành, cấp phải tăng cường quán triệt quan điểm: tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Vì vậy, cần ra sức thực hiện có hiệu quả chính sách này, không chỉ là trách nhiệm của NHCSXH mà đòi hỏi trách nhiệm và sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức CT – XH nhận dịch vụ uỷ thác, các Tổ TK&VV và của chính hộ vay vốn trong quá trình sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Mặt khác, tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, giúp chính quyền, các cơ quan thực hiện chính sách và người dân hiểuvà thực hiện đúng chính sách tín dụng. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quan hệ tín dụng “có vay - có trả”.

- Với yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và để đạt được các tiêu chí trên đây, các giải pháp có tính quyết định trong chỉ đạo điều hành của NHCSXH phải là: Củng cố mạng lưới, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV; thực hiện có nề nếp, quy củ việc giao dịch cố định tại xã; phát huy vai trò của tổ chức nhận uỷ thác với phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là đơn vị nhận uỷ thác cấp xã.

- Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của UBND cấp huyện, cấp xã đối với hoạt động của NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách. Đưa công tác kiểm tra giám sát trở thành hoạt động thường xuyên và phát huy tác dụng, một phương pháp có tác dụng thúc đẩy các tổ chức nhận uỷ thác thực hiện trách nhiệm của mình, đó là tổ chức giao ban theo định kỳ giữa NHCSXH với các tổ chức nhận uỷ thác các cấp, đặc biệt là giữa NHCSXH huyện với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã.

- Trong giai đoạn củng cố này, NHCSXH tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc; kịp thời báo cáo cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các trường hợp: chiếm dụng vốn, hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ... phối hợp với các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án để đưa ra xử lý trước pháp luật những trường hợp cố tình chiếm dụng vốn của Nhà nước. Mặt khác, chủ động rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các Phòng Giao dịch NHCSXH huyện trong toàn tỉnh; bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng đào tạo tại chỗ, điều động, luân chuyển cán bộ để bổ sung, tăng cường cho những nơi yếu kém. Kiên quyết bố trí, sắp xếp lại đối với cán bộ yếu kém.


Chất lượng tín dụng nói chung là điều kiện tồn tại và phát triển của một tổ chức tín dụng. Đối với NHCSXH, chất lượng tín dụng còn làbảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước phát huy hiệu quả cả về kính tế, chính trị, xã hội; củng cố vị thế của NHCSXH là công cụ tin cậy của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.


Tuấn Anh (NHCSXH tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và LPG
HGĐT - Sáng 25.5, Sở Công thương Hà Giang phối hợp với phối hợp với Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường), Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Chi cục Tiêu chuẩn chất lượng- đo lường tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và LPG cho hơn 60 học viên là các cán bộ quản lý và nhân viên các dơn vị doanh nghiệp, các tổng đại lý, đại lý
28/05/2012
Chặng đường 66 năm hình thành và phát triển
HGĐT - Ngân khố Quốc gia Việt Nam ra đời từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL ngày 29.5.1946 thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính để giúp Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cấp bách về tài chính và tiền tệ trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng. Kể từ đó, ngân khố Quốc gia luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chế độ tài chính - tiền
28/05/2012
Góp ý, bổ sung về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội
HGĐT- Ngày 24.6, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành để lấy ý kiến bổ sung về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trước khi trình kỳ họp của HĐND tỉnh.
25/06/2012
Quang Bình tập trung thu hoạch lúa đông - xuân
HGĐT- Vụ đông-xuân năm nay huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa là 1.910 ha, trong đó diện tích lúa lai là 1.166,4 ha, chiếm 61,06% tổng diện tích, so với kế hoạch đạt 106,6%.
23/06/2012