Quyết tâm lấy: Mùa – cây vụ Đông “bù” Chiêm xuân

17:34, 18/05/2012

HGĐT - Đối diện với hạn hán và nguy cơ giảm sụt sản lượng lương thực vụ Chiêm xuân, quyết tâm lấy sản xuất vụ Mùa và trồng cấy cây vụ Đông là một trong các giải pháp chỉ đạo của tỉnh, nhằm giải quyết thiếu hụt lương thực cho nhân dân trong thời gian tới.



  Đoàn kiểm tra diện tích ngô không đóng bắp tại xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì).

Thực hiện quyết tâm trên, trong 2 ngày 16 và 17.5, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của: Sở NN –PTNT, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan liên quan đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế tình hình hạn hán tại 5 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần và Hoàng Su Phì.

Tại điểm đến đầu tiên là thôn Nậm Rịa, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, đoàn đã kiểm tra thực tại trên đồng ruộng, cho thấy: Hiện tượng hạn hán nơi đây không mấy nghiêm trọng. Vấn đề nghiêm trọng tại đồng ruộng địa phương nhìn trên diện rộng cho thấy công tác chỉ đạo bám dân, bám đồng, của các cấp chính quyền địa phương chưa sâu sát; dẫn đến tình trạng nhân dân cấy trồng, thâm canh, chăm bón chưa đúng mùa vụ, chưa đều. Hiện tượng cán bộ cơ sở xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp xã làm việc không hiệu quả. Hiện nay, trên đồng ruộng lúa ở thời kỳ làm đòng, trổ bông đang nhiễm rầy và bệnh đạo ôn, bạc lá, chậm được phát hiện, chỉ đạo phòng trừ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Minh Tiến chỉ đạo cho lãnh đạo huyện Vị Xuyên, lãnh đạo và cán bộ xã Tùng Bá phải lập tức bám dân, bám đồng, quyết tâm dập dịch, diệt sâu hại kịp thời.

 

Ở xã Phong Quang(Vị Xuyên), sau khi đi thực tế cho thấy hiện tượng hạn hán ảnh hưởng tương đối đến diện tích trên 260 ha ngô. Hiện nay, những trận mưa vừa qua đã làm giảm thiệt hại đáng kể cho đồng bào. Theo báo cáo sơ bộ huyện Vị Xuyên, diện tích ngô, lúa, đậu tương bị thiệt hai nặng trên 1.279 ha, mất trắng là 8 ha. Sản lượng thiếu hụt chưa thật cụ thể.Sau khi nghe địa phương báo cáo, tham vấn cácý kiến của Sở NN – PTNT và Sở Kế hoạch & Đầu tư, đồng chí Nguyễn Minh Tiến chỉ đạo: Huyện Vị Xuyên phải thống kê, đánh giá thiệt hại thật cụ thể, chính xác: Mức độ ảnh hưởng thiệt hại do hạn hán gây ra trên toàn huyện. Đặc biệt phải đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất “thật cụ thể, chính xác đến tận thôn bản, xã, thị trấn. Tránh tình trạng chung chung như hiện nay. Qua đó, xây dựng kế hoạch chi tiết cả nguồn lực, tài lực, nhằm hỗ trợ đồng bào sản xuất vụ mùa, vụ thu đông, sao cho đảm bảo kế hoạch pháp lệnh tỉnh đã giao. Phó Chủ tịch tỉnh phê bình, sự lơi lỏng trong công tác lãnh chỉ đạo sản xuất của ngành chức năng, bộ phận chuyên môn Vị Xuyên.

 

Tại 2 xã Bằng Hành và Kim Ngọc của huyện Bắc Quang cho thấy, tình hình hạn hán về cơ bản ít ảnh hưởng làm thiệt hại đến sản xuất vụ chiêm xuân của huyện. Bài học về sự chủ động, kịp thời của tập thể lãnh đạo từ huyện xuống xã, thôn bản, đã hoạt động đều tay. Các biện pháp, giải pháp được đưa ra kịp thời, linh hoạt. Cán bộ các cấp bám dân, bám đồng ruộng là ưu điểm và là bài học “phòng chống, tránh” hạn hán hiệu quả nhất của Bắc Quang thời gian qua. Các phương án, giải pháp lấy “mùa, thu đông, bù vụ chiêm xuân” của huyện được đưa vào kế hoạch khắc phục hết sức chu đáo, kịp thời trong công tác chỉ đạo sản xuất vụ tiếp theo. Số liệu thiếu hụt lương thực do hạn hán gây ra ước 599 tấn. Giải pháp huyện đưa ra là tập trung trồng mùa sớm, đúng vụ, kịp thời để “tăng” vụ ngô đông lên 1.200 ha. Tại Bằng Hành đoàn đã đi tham quan cánh đồng mẫu lớn của xã cho thấy lúa rất rất tốt, năng suất ước có thể vượt trên 80 tạ/ha. Tuy nhiên, buổi làm việc với huyện, xã, đồng chí Nguyễn Minh Tiến cũng đề cập đến việc sử dụng, bố trí, hợp đồng, cán bộ làm công tác nông nghiệp phải đúng người, đúng việc.

 

Về kiểm tra thực tiễn tại các xã: Yên Hà, Bằng Lang, Tiên Yên của huyện Quang Bình cho thấy, tình hình hạn hán khá nghiêm trọng trên diện tích “chậm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên diện tích đất thiếu nước, hoặc khó khăn về nước tưới vụ chiêm xuân”. Còn lại, các diện tích trồng lúa thuận lợi hơn về tưới tiêu ở nhiều nơi cũng đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến năng suất (chủ yếu là lúa). Còncơ bản các nơi đất cao, ruộng 1 vụ, được chuyển sang trồng lạc, ngô lai, xét về cơ bản “ít” chịu ảnh hưởng của thời tiết trong đợt nắng nóng vừa qua. Và đây là bài học cần hết sức rút kinh nghiệm để chỉ đạo trồng cấy cho các năm tiếp theo. Số liệu thống kê chưa đầy đủ tạiQuang Bình có: 349, 89 ha lúa, 278 ha ngô, 192 ha lạc và gần 9 ha đậu tương bị hạn. Tuy nhiên, con số báo cáo thống kê, đánh giá chưa sát thực. Vì vậy, ý kiến đóng góp của các ngành hữu quan trong đoàn và ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Minh Tiến chỉra rằng, Quang Bình phải khẩn trương chỉ đạo thống kê, đánh giá thật chính xác thiệt hại, lên kế hoạch chi tiết khắc phục lấy “mùa, cây vụ đông” trồng bù “đủ” thiếu hụt để đảm bảo lương thực cho nhân dân.

Đoàn cũng đã đến kiểm tra tại các xã Bản Díu, Thèn Phàng, huyện Xín Mần. Hạn hán đã làm thiệt hại lớn ở 16/19 xã, thị trấn của huyện. Ước giảm do hụt sản lượng lương thực so kế hoạch gần 3.000 tấn lương thực. Thế nhưng, Xín mần đã chủ động trồng khôi phục đợt I được trên 460 ha ngô nếp giống mới và trên 260 ha diện tích lúa cạn (nương). Kế hoạch chủ động trồng “bù” vụ hè thu và vụ Đông đã được đưa ra rõ ràng. Trong đó trồng thêm 1.500 ha ngô vụ 2 bằng cơ chế ứng trước toàn bộ giống, phân bón và tăng cường công tác chỉ đạo thống nhất từ huyện xuống xã, thôn bản nhằm đảm bảo cả về: Thời vụ, diện tích và sản lượng bù đắp thiếu hụt do hạn hán gây ra. Cạnh đó huyện còn đưa thêm cây khoai lang, khoai tây, rau màu ngắn ngày trồng xen canh giúp đồng bào cải thiện đời sống.

 

Công tác chuẩn bị vốn, giống, con người cho sản xuất cũng được sắp xếp, bố trí hợp lý với quyết tâm cao. Tại đây, đồng chí Nguyễn Minh Tiến đã thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh biểu dương cán bộ huyện Xín Mần đã có cách làm kịp thời, chủ động và hiệu quả. Gợi ý: Huyện Xín Mần chủ động ứng trước phân bón (không lãi) của Công ty SúppePhốt phát Lâm Thao cho đồng bào sản xuất, thâm canh vụ mùa, vụ thu đông bằng cách: Các tổ chức, đoàn thể, tổ, hội trong xã đứng ra “tín chấp” cho đồng bào vay phân bón chăm sóc cây trồng. Ngay sau thu hoạch, các đoàn thể thu tiền bán sản phẩm của nhân dân trả cho doanh nghiệp.

Về huyện Hoàng Su Phì, đoàn đã đi thực tế kiểm tra tại xã Tụ Nhân và Ngàm Đăng Vài cho thấy ảnh hưởng hạn gây ra nghiêm trọng. Song, cũng như Xín Mần, Hoàng Su Phì đã chủ động chỉ đạo khắc phục kịp thời. Trong đó, bám sát đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh ngay từ đầu năm. Hiện tại đã xây dựng kế họạch khắc phục thiệt hại để làm mùa và vụ hè thu, vụ đông đưa trồng 1.800 ha ngô nương và 650 hangô vào chân ruộng cấy mùa sớm, cùng rau màu vụ đông. Đồng thời chủ động thâm canh đưa năng suất cây trồng lên để bù đắp vụ chiêm xuân.

 

Trong đợt khảo sát thực tế, đồng chí Nguyễn Minh Tiến đã chỉ đạo các xã, huyện cần làm tốt công tác chủ động về con người, giống, vật tư phục vụ trồng cấy, thâm canh cây trồng. Vì khôi phục hạn hán, trồng “bù” thiếu hụt “chính là” lo cái ăn cho nhân dân. Vì thế, các cấp, ngành, từ cơ sở tới huyện, tỉnh, căn cứ trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, được phân công phải làm thật tốt, kịp thời. Việc thống kê thiệt hại, lên kế hoạch sản xuất phải thật “chính xác” để trình UBND tỉnh trước ngày 19.5.2012. Qua đó để Thường trực UBND tỉnh xem xét, cân đối, bố trí hỗ trợ đồng bào sản xuất. Quyết tâm lấy mùa, cây trồng vụ hè thu vụ đông “bù đắp” thiếu hụt cho vụ chiêm xuân. Trong chỉ đạo sản xuất phải hết sức tuân thủ “thời lịch” trồng cấy để đảm bảo thắng lợi cả diện tích, năng suất, sản lượng đề ra.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chế Là phát triển vùng chè đặc sản
HGĐT- Tháng 4, như con o­ng đi tìm mật, tôi ngược dốc lên xã Chế Là (Xín Mần) tìm hương vị cây chè Shan tuyết là nhỏ. Nằm trên cao độ 2.000m, Chế Là mùa này tràn ngập nắng và gió. Những đồi chè Shan lá nhỏ đang độ đơm búp ngầy ngậy toả hương cốm đầu mùa. Không thể tin được búp chè chỉ mới hái về chưa kịp chế biến đã toả hương ngan ngát, đầy quyến rũ.
30/04/2012
Phát triển kinh tế, XĐGN ở Tả Ván
HGĐT- Trong chuyến đi công tác gần đây tại huyện Quản Bạ, tôi có dịp trở lại với xã Tả Ván - một xã biên giới của huyện và được nghe anh Nguyễn Đăng Hiếu, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Thời gian qua, xã Tả Ván được huyện Quản Bạ đánh giá có nhiều cố gắng trong việc phát triển kinh tế, XĐGN, góp phần không nhỏ vào công cuộc XĐGN ở địa phương.
30/04/2012
Chuối ngự Tân Thành, cây kinh tế và “mô hình” tự phát của người nông dân
HGĐT- Nhiều năm qua, chúng ta vẫn hay nghe những trăn trở như “nuôi con gì, trồng cây gì”!?. Câu hỏi ấy được trả lời bằng không ít những mô hình nuôi, trồng các loại cây, con.
30/04/2012
Hiệu quả từ hướng đi phát triển kinh tế ở Khuổi My
HGĐT- Khuổi My là thôn vùng sâu của xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.Thôn có 47 hộ đều là dân tộc Dao, trước kia muốn xuống trung tâm xã phải đi bộ cả ngày trời, cuộc sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
27/04/2012
Thế giới Cây và hoa Việt Nam