Quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn ở Quản Bạ

17:35, 18/05/2012

HGĐT - Quy hoạch, mở mới chợ nông thôn ở những nơi có điều kiện là chủ trương lớn của tỉnh. Thực hiện chủ trương này, nhiều huyện, thành phố đã và đang tiến hành quy hoạch, sắp xếp hệ thống chợ nông thôn, mở mới chợ. Nhiều chợ nông thôn được hình thành, hoạt động có hiệu quả và trở thành đầu mối tiêu thụ nông sản của nông dân trong xã và các vùng lân cận, thúc đẩy phát triển sản xuất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống chợ nông thôn, huyện Quản Bạ đã xây dựng quy hoạch, đánh giá hệ thống chợ đang hoạt động, đồng thời đề ra chiến lược mở mới chợ ở những vùng có điều kiện.


Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn, 107 thôn bản với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Mỗi xã, mỗi dân tộc có những sản vật riêng mang đậm nét văn hoá. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông đi lại khó khăn nên việc trao đổi hàng hoá của nhân dân chưa phát triển mạnh. Nhiều sản vật có giá trị chưa được trao đổi nên nhiều người chưa biết đến và chưa trở thành hàng hoá mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Từ thực tế đó, huyện Quản Bạ xác định quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn cũng như phát triển hệ thống thương mại dịch vụ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Những năm gần đây, Quản Bạ đã chú trọng đầu tư, mở mới chợ nông thôn ở những nơi có điều kiện theo hìnhthức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc mở mới chợ được huyện tính toán kỹ trên nguyên tắc chợ mở đến đâu thu hút được dân vào họp chợ ở đó. Chính vì vậy hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn huyện tuy còn ít nhưng các chợ hoạt động tương đối hiệu quả. Hiện nay, Quản Bạ đã quy hoạch, xây dựng được 9 chợ. Trong đó có 8 chợ xã và 1 chợ huyện, chợ trung tâm huyện được xây dựng kiên cố với diện tích 3.500m2, 8 chợ trung tâm xã có diện tích từ 400 - trên 1.000m2. Một số chợ hiện có được quy hoạch ở vị trí thuận lợi, tập trung đông dân cư, trung tâm của các xã, cụm xã nên hoạt động rất hiệu quả. Vào những phiên chợ, nhiều sản vật được người dân trao đổi, thương lái cũng tìm đến các chợ để thu mua nông sản của người dân.

 

Tuy nhiên, theo nhận định chung, hoạt động kinh doanh, dịch vụ và hàng hoá trao đổi ở một số chợ chưa phong phú, giá trị trao đổi chưa cao. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự quy hoạch, sắp xếp hệ thống chợ sao cho hợp lý. Nhằm mở rộng hệ thống chợ nông thôn, Quản Bạ đã triển khai quy hoạch các chợ nông thôn tại các xã Tùng Vài, Đông Hà, Quyết Tiến, Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận. Trong đó, chợ xã Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn được quy hoạch gần sát với đường vành đai biên giới với nước bạn Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới giao lưu, trao đổi hàng hoá được thuận tiện. Việc quy hoạch mở chợ nhằm nâng cao hoạt động của các chợ, nhất là hoạt động trao đổi hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho nông dân, từ đó khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần XĐGN, xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu huyện đặt ra là mở mới các chợ nông thôn và chợ đầu mối tại trung tâm các cụm xã để tăng cường trao đổi hàng hoá của nhân dân trong xã với các vùng lân cận. Trên cơ sở các chợ nông thôn đã được quy hoạch sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại bán buôn, bán lẻ các mặt hàng, khuyến khích hoạt động kinh doanh dịch vụ tại chợ.

 

Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho rằng: Hệ thống chợ nông thôn hiện có trên địa bàn huyện về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu trao đổi hàng hoá, tiêu thụ nông sản của người dân. Tuy nhiên, số chợ nông thôn của huyện chưa nhiều, các sản phẩm trao đổi còn đơn điệu, nhỏ lẻ, đặc biệt hiện còn 3 xã là Thanh Vân, Cán Tỷ, Tả Ván là chưa mở chợ hoặc đã mở chợ nhưng không duy trì họp được do gần trung tâm huyện và khoảng cách giữa các chợ quá gần nhau nên việc trao đổi hàng hoá của địa phương còn khó khăn, chưa kích thích được sản xuất phát triển. Từ thực tế đó huyện đặt ra mục tiêu phải mở chợ ở tất cả các xã, vùng có điều kiện theo từng thời gian nhất định nhưng huyện không thực hiện mở chợ ồ ạt mà xét trên nhu cầu thực tế của địa phương, vùng nào có đủ điều kiện và xuất phát từ nhu cầu thực tế sẽ tập trung mở chợ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

 

Việc quy hoạch, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ đang có là việc làm cần thiết, giúp huyện Quản Bạ có cách nhìn toàn diện hơn để từ đó làm cơ sở xây dựng hệ thống chợ nông thôn thực sự trở thành điểm giao lưu, trao đổi hàng hoá và thúc đẩy KT - XH của huyện phát triển bền vững.

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chế Là phát triển vùng chè đặc sản
HGĐT- Tháng 4, như con o­ng đi tìm mật, tôi ngược dốc lên xã Chế Là (Xín Mần) tìm hương vị cây chè Shan tuyết là nhỏ. Nằm trên cao độ 2.000m, Chế Là mùa này tràn ngập nắng và gió. Những đồi chè Shan lá nhỏ đang độ đơm búp ngầy ngậy toả hương cốm đầu mùa. Không thể tin được búp chè chỉ mới hái về chưa kịp chế biến đã toả hương ngan ngát, đầy quyến rũ.
30/04/2012
Chuối ngự Tân Thành, cây kinh tế và “mô hình” tự phát của người nông dân
HGĐT- Nhiều năm qua, chúng ta vẫn hay nghe những trăn trở như “nuôi con gì, trồng cây gì”!?. Câu hỏi ấy được trả lời bằng không ít những mô hình nuôi, trồng các loại cây, con.
30/04/2012
Phát triển kinh tế, XĐGN ở Tả Ván
HGĐT- Trong chuyến đi công tác gần đây tại huyện Quản Bạ, tôi có dịp trở lại với xã Tả Ván - một xã biên giới của huyện và được nghe anh Nguyễn Đăng Hiếu, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Thời gian qua, xã Tả Ván được huyện Quản Bạ đánh giá có nhiều cố gắng trong việc phát triển kinh tế, XĐGN, góp phần không nhỏ vào công cuộc XĐGN ở địa phương.
30/04/2012
Thực trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng và các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng của ngành Kiểm lâm hiện nay
HGĐT- Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các lựclượng và nhân dân trong toàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh hiện vẫn còn gặp
18/05/2012