Kho bạc Nhà nước Hà Giang:

Chặng đường 66 năm hình thành và phát triển

17:35, 28/05/2012

HGĐT - Ngân khố Quốc gia Việt Nam ra đời từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL ngày 29.5.1946 thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính để giúp Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cấp bách về tài chính và tiền tệ trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng. Kể từ đó, ngân khố Quốc gia luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chế độ tài chính - tiền tệ độc lập, tự chủ, góp phần đưa hai cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang.



                  Giao dịch tại KBNN tỉnh.


Ngay sau khi Cách mạng Tháng Támthành công, ngày 28.8.1945, ngành Tài chínhnước Việt Nam chính thức thành lập. Những ngày “trứng nước” đó, đất nước gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là tình trạng Ngân khố Quốc gia trống rỗng. Xây dựng một nền tài chính vững mạnh là yêu cầu sống còn duy trì hoạt động của chính quyền cách mạng non trẻ. Để có một cơ quan chuyên môn đặc trách giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ; ngày 29.5.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính.

 

Trong thời gian 5 năm (1946-1951), Nha Ngân khố đã hoàn thành các trọng trách được giao phó, đặc biệt là giúp Chính phủ xây dựng một chế độ tiền tệ độc lập, tự chủ, thông qua việc phát hành đồng tiền tài chính, lưu hành trong cả nước từ cuối năm 1946 và các loại tín phiếu để giải quyết nhu cầu chi tiêu của cán bộ, nhân dân ở các vùng mới giải phóng; tham gia tổ chức phát hành một số đợt công trái và công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền, thóc trong các năm 1946, 1948 và 1950...

 

Thực hiện động viên tài chính, ổn định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiếp tục củng cố và ổn định tiền tệcũng như cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý QuỹNgân sách Nhà nước (NSNN); năm 1951, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 107/TTg thành lập Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính quản trị, đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý thu - chi Quỹ NSNN và các khoản thu của tài chính Quốc gia đều phải nộp vào Kho bạc. Trong thời gian hoạt động, KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang: Tích cực đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính - tiền tệ; từng bước xây dựng và củng cố chế độ tiền tệ độc lập, tự chủ.

 

Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều yêu cầu cải cách được đặt ra với công tác quản lý tài chính ngân sách, tiền tệ.Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 07/HĐBT chuyển KBNN trở về Bộ Tài chính quản lý.

 

Dù với tên gọi khác nhau trong mỗi giai đoạn cách mạng; sự ra đời và phát triển của KBNN luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống tài chính Quốc gia.

 

KBNN tỉnh Hà Giang ra đời cùng với sự tái lập tỉnh Hà Giang từ tháng 10.1991. Trải qua 22 năm hoạt động,cán bộ, công chức KBNN tỉnh nhà không ngừng nỗ lực phấn đấu,vượt qua thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao, từng bước hoàn thiện chức năng, vai trò của mình:

 

Bộ máy tổ chức cán bộ không ngừng được củng cố, kiện toàn. Khi mới thành lập, toàn hệ thống KBNN tỉnh có 9 KBNN huyện trực thuộc và Văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng nghiệp vụ; có 18 cán bộ có trình độ Đại học (chiếm 16%/ tổng số cán bộ CCVC), đến nay đã có 10 KBNN huyện trực thuộc và Văn phòng KBNN tỉnh với 10 phòng nghiệp vụ ; 119/212 cán bộ có trình độ Thạc sĩ, Đại học và tương đương, chiếm 56%/ tổng số cán bộ CCVC. Từ Chi bộ Đảng có 5 đồng chí nay đã được nâng lên thành Đảng bộ, với 5 Chi bộ trực thuộc và 59 đảng viên; 10 KBNN trực thuộc đều có Chi bộ độc lập.

 

Khi mới thành lập, KBNN Hà Giang có số thu trên địa bàn chỉ là 13,1 tỷ đồng, đến nay đã lên tới con số 1.200 tỷ đồng (so với năm 1991 tăng 91 lần). Doanh số hoạt động KBNNnăm 1991 là 1.088 tỷ đồng, đến năm 2011là 134.149tỷ đồng (so năm 1991 tăng 123 lần). Tổng số chi NSNN trên địa bàn năm 2011 là 8.300 tỷ đồng, so với năm 1991 là 68 tỷ đồng, tăng gấp 122 lần...

 

Công tác huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển từ năm 1992 đến nay, thông qua các đợt phát hành trái phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc; KBNN Hà Giang luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về huy động vốn giao hàng năm: Số thu bán trái phiếu Kho bạc và trái phiếu Chính phủ đạt 111,8 tỷ đồng; tín phiếu 1,5 tỷ đồng; công trái XDTQ 11 tỷ đồng. Riêng phát hành trái phiếu Chính phủ (đợt I và đợt II) xây dựng công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước đã huy động được 11,5 tỷ đồng. Những con số trên đây còn nhỏ bé so với tổng số huy động vốn của toàn ngành, song đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Hà Giang, đó là sự cố gắng lớn của KBNN tỉnh nhà, đồng thời thể hiện sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của chính quyền địa phương cùng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB qua KBNN Hà Giang, được Nhà nước giao cho hệ thống KBNN từ năm 2000 đến nay hệ thống KBNN Hà Giang đã kiểm soát thanh toán hàng nghìn tỷ đồng, quy trình kiểm soát, thanh toán đã được niêm yết công khai, quy trình giao dịch thông qua “một cửa” và phổ biến đến tất cả các chủ đầu tư; vì vậy, quá trình quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư qua KBNN luôn đảm bảo nguyên tắc, chế độ. Thông qua đó, đã loại trừ những khoản chi bất hợp lý ra khỏi giá trị mà chủ đầu tư đề nghị thanh toán là 57,8 tỷ đồng, đồng thời KBNN Hà Giang đã có những kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền về công tác kiểm soát chi NSNN, góp phần tháo gỡ những khó khăn, từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệtài chính và tiền tệ trên địa bàn.

 

Công tác kho quỹ cũng luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản của Nhà nước và của nhân dân giao cho KBNN quản lý. Cán bộ làm công tác kho quỹ được bố trí theo quy định và được chú ý bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thông qua các hoạt động thu - chi tiền mặt, trong 22 năm qua, cán bộ làm công tác kho quỹ luôn trung thực, liêm khiết, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thu - chi, đã trả lại 2.900 món cho khách hàng nộp thừa với số tiền 663 triệu đồng.

Công tác thanh tra, kiểm toán đã được KBNN Hà Giang đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ làm công tác này từ chỗ thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ đã từng bước được củng cố kiện toàn, đảm bảo về số lượng, chất lượng và kinh nghiệm. Quá trình thanh tra, kiểm toán việc thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính trong hoạt động nghiệp vụ đã giúp KBNN tỉnh kịp thời chấn chỉnh, xử lý và uốn nắn những sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, góp phần quan trọngnâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị KBNN trên địa bàn.

 

Đối với công tác xây dựng Đảng, hàng năm Đảng bộ Văn phòng KBNN Hà Giang đều được đánh giá là “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh”. Tổ chức Công đoàn, Nữ công, Đoàn thanh niên, Hội CCB ngày càng vững mạnh. Các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên, truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đoàn viên trong đơn vị thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt nội quy, quy chế, pháp lệnh cán bộ CCVC và 10 điều kỷ luật của ngành; thực hiện tốt đoàn kết nội bộ; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo; chương trình xóa đói, giảm nghèo do các cấp, ngành cũng như Trung ương và địa phương phát động.

 

Trong công tác phụ trách, giúp đỡ xã khó khăn, hàng năm KBNN tỉnh thường xuyên cử các Đoàn cán bộ đến xã được phân công phụ trách, nắm bắt tình hình, từ đó có ý kiến tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội; xoá đói, giảm nghèo; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, CBCC trong ngành đã hỗ trợ xoá 34 nhà tạm; tặng dê, màn, phản nằm, quần áo; tặng quà cho các cháu học sinh nhân Ngày khai trường, Tết Thiếu nhi... trị giá hơn 56 triệu đồng. Hỗ trợ đơn vị kết nghĩa Đồn Biên phòng Thanh Thuỷ trị giá 10 triệu đồng; ủng hộ Khoa Hồi sức cấp cấp Bệnh viện Đa khoa Hà Giang 3 giường đa năng trị giá 24 triệu đồng... Trong những năm qua, từ các phong trào từ thiện, KBNN Hà Giang đã giúp đỡ xã Chế Là (huyện Xín Mần) trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, KBNN Hà Giang còn thường xuyên coi trọng công tác thi đua - khen thưởng, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của cán bộ CCVC trong mọi hoạt động của cơ quan, động viên cán bộ CCVC hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước như:“Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ; Cuộc vận động người cán bô, công chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy – Gương mẫu”, thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...

 

Với những kết quả đạt được trong 22 năm qua kể từ ngày tái lập tỉnh, tập thể cán bộ KBNN Hà Giang đã được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng4 Bằng khen, Bộ Tài chính tặng 19 Bằng khen, UBND tỉnh tặng 24 Bằng khen, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Công an, Tổng cục An ninh, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tặng 23 Bằng khen; KBNN tặng Cờ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhiều Giấy khen cho các tập thể, hàng trăm lượt cá nhân được các cấp khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

 

Để tiếp nối những truyền thống từ ngày đầu thành lập, vinh dự cho ngành KBNN, ngày 26.9.2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 29.5 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành KBNN”. Đây là dịp để đội ngũ cán bộ KBNN của các thế hệ trước và cán bộ công chức KBNN hôm nay có quyền tự hào về những gì đã làm được, khẳng định và minh chứng sinh động cho thế hệ mai sau tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của ngành KBNN, mãi xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước.

 

Năm 2012 là năm đầu tiên hệ thống KBNN kỷ niệm Ngày Truyền thống ngành KBNN vào ngày 29.5. Với truyền thống đoàn kết của ngành KBNN, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KBNN Hà Giang quyết tâm đoàn kết một lòng, vượt lên mọi khó khăn, khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, chung sức, chung lòng vì mục tiêu xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, xứng đáng là “người giữ tay hòm chìa khoá Quốc gia”, vững vàng bước tiếp trên chặng đường mới đầy thử thách nhưng cũng hứa hẹn nhiều thành công.

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và LPG
HGĐT - Sáng 25.5, Sở Công thương Hà Giang phối hợp với phối hợp với Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường), Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Chi cục Tiêu chuẩn chất lượng- đo lường tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và LPG cho hơn 60 học viên là các cán bộ quản lý và nhân viên các dơn vị doanh nghiệp, các tổng đại lý, đại lý
28/05/2012
Đổi thay trên xã nghèo Cán Tỷ
HGĐT- Chiều xuống càng làm cho không khí trong xã Cán Tỷ (Quản Bạ) thêm rộn ràng. Dường như những bước chân của người dân sau một ngày làm việc bận rộn càng thêm hối hả để về nhà chuẩn bị bữa cơm chiều, trẻ con nô nức vui đùa trước cửa nhà, ngơ ngác khi nhìn thấy người khách lạ. Vọng trong không gian, tiếng trâu bò, ngan vịt, tiếng lợn đòi ăn réo rắt, rộn vang... đó là "bức
23/05/2012
Đồng vốn giúp gia đình tôi thoát nghèo
HGĐT - Đó là lời tâm sự của anh Viên Văn Vấn, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ) trong buổi làm việc với chúng tôi khi tìm hiểu về những hiệu quả của đồng vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT trên địa bàn xã.
21/05/2012
Phục hồi sản xuất nhờ vốn Ngân hàng NN – PTNT huyện Yên Minh
HGĐT - Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi rắn, quy mô lớn của ông Trần Ngọc Bảy, ở thôn Nà Đồng, thị trấn Yên Minh (Yên Minh) được hình thành từ năm 2003. Sau nhiều thăng trầm, đến nay trang trại đang phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi lợn thịt, nuôi gà Ai Cập siêu trứng. Niềm tin và nguồn lực để trang trại phục hồi sản xuất sau một thời gian dài
21/05/2012