Kinh tế hộ ở Yên Thượng phát triển bền vững

18:14, 20/02/2012

HGĐT- Tháng giêng trời vẫn còn rét ngọt, mưa phùn bay nhè nhẹ, phảng phất khắp nơi trên những lùm cây, bụi cỏ, chúng tôi có dịp về yên thượng - một thôn của xã Vĩ Thượng (Quang Bình). Đây là thôn được huyện và xã đánh giá cao trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều hộ đã giàu lên từ mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng.


 

 Chị Đặng Thị Huế chăm sóc vườn rau gia đình.


Đưa chúng tôi đi thăm các mô hình phát triển kinh tế của từng hộ gia đình, ông trưởng thôn Phạm Trọng Thùy phấn khởi nói: “Các anh về Yên Thượng lần này sẽ thấy có rất nhiều thay đổi, bởi đời sống của người dân ở đây đã khá giả lên rất nhiều so với những năm trước đây, có rất nhiều hộ giàu lên từ các mô hình phát triển kinh tế...” Được biết, ngày xưa vùng đất nơi này còn hoang vu rậm rạp, được mệnh danh là “khỉ ho, cò gáy”, năm 1963 nghe theo tiếng gọi của đảng, 47 hộ dân quê ở vùng xuôi Ý Yên, Nam Định xung phong lên đây để sinh cơ lập nghiệp, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bới đất lật cỏ, khai phá vùng đất này để trồng cây sắn, cây ngô sinhsống. Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, đất không phụ công người, những thửa ruộng, bờ suối, soi bãi, đồi trọc đã mang lại mùa màng bội thu. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các hộ gia đình trong thôn đã có con đàn cháu đống, và cứ thế mỗi gia đình khi có con đến tuổi trưởng thành lấy vợ, gả chồng rồi tách hộ ở riêng, vì thế đến nay cả thôn đã có 154 hộ, 626 khẩu.


Trong những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình còn quá nghèo, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến xã, cùng với sự đoàn kết, cần cù chịu thương chịu khó của người dân nên tình hình kinh tế của thôn đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với tổng diện tích tự nhiên toàn thôn chỉ có 261,11 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 200,55 ha, đất phi nông nghiệp là 26,5 ha, còn lại là đất khác. Do diện tích có hạn nên trong những năm qua bà con đã biết tận dụng hết diện tích để gieo trồng, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, vì thế trong những năm qua năng suất lúa bình quân của thôn đạt trên 60 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt gần 150 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16 triệu đồng/năm. Đặc biệt là các diện tích vườn, rừng của từng hộ gia đình đã được quay vòng khép kín.


Đến thăm gia đình anh chị Bùi Văn Hào, Đặng Thị Huế chúng tôi mới thấy được sự cần cù chịu thương chịu khó làm ăn của anh chị, với diện tích chỉ có 2000m2 anh chị đã gieo trồng các loại cây từ cam, quýt, các loại cây rau, đậu, cà...và cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Anh Hào phấn khởi cho biết: Khi được bố mẹ cho ra ở riêng trong tay vợ chồng anh chẳng có gì, với diện tích đất hiện có vợ chồng anh đã bàn với nhau phải làm giàu trên mảnh đất này. Bằng sự cần cù chịu thương chịu khó, vợ chồng anh đã trồng 115 gốc cam, quýt, đến nay là năm thứ 3 đã cho quả. Bên cạnh đó anh đã trồng xen canh các loại cây rau, đậu như bắp cải, su hào, đậu đũa, rau muống, cà pháo, nghĩa là mùa nào trồng rau ấy, riêng cây cà pháo mỗi năm cũng cho thu hoạch khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng, cây lạc, cây ngô mỗi năm cũng cho thu hoạch gần 3 tấn, cây rau, đậu các loại mỗi vụ cho thu hoạch khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình, đàn gà của gia đình anh cũng có khoảng trên 100 con, đàn lợn khoảng 5 đến 7 con. Ông Thùy còn cho biết: Trong thôn hiện nay có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi, làm vườn giỏi như hộ gia đình ông bà Trịnh Đình Thủy, Đinh Thị Mận, năm nay 2 ông bà đã ngoài 60 tuổi nhưng cũng đã có một vườn cây cam hơn 100 gốc, với diện tích gần 2000m2, hàng năm cũng đã cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng; mô hình chăn nuôi giỏi như anh Nguyễn Quang Nghĩa, Nguyễn Hữu Sinh chăn nuôi lợn, gà, vịt, hàng năm cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra cũng còn có rất nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả như đóng gạch xỉ, làm máy xay xát ngô, lúa cho bà con...vì thế đời sống của nhân dân Yên Thượng đã và đang từng bước được cải thiện rõ rệt...


Có thể nói, về Yên Thượng hôm nay chúng tôi mới cảm nhận được những gì đã và đang hiện có, sự cần cù chịu khó đã mang lại thành quả đáng khích lệ, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, vì thế tình hình an ninh trật tự, an toàn trong thôn luôn ổn định và được giữ vững. Chia tay ông Trưởng thôn trong một buổi chiều tiết trời còn giá lạnh, mưa vẫn bay lất phất, trong cái bắt tay nồng ấm chúng tôi tin rằng với những cách nghĩ, cách làm và sự năng động sáng tạo của những con người nơi đây sẽ làm cho vùng đất này thêm sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái ngọt. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa Yên Thượng là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo cho nhân dân...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thời tiết rét và mưa khiến giá cam cuối vụ xuống thấp hơn so với cùng kỳ năm trước
HGĐT- Năm nay, sau Tết nguyên đán do thời tiết rét và thường có mưa nên đã tác động không nhỏ đến giá cam trên thị trường, giá cam sành rẻ hơn so với mọi năm.
20/02/2012
Quang Bình gieo cấy vụ Đông - xuân đạt trên 80% diện tích
HGĐT- Vụ Đông - xuân năm nay theo kế hoạch huyện Quang Bình đưa vào gieo cấy1.935ha diện tích lúa, gồm: Việt lai 20, San ưu 11, Nhị ưu, lúa chất lượng cao BC15, TH1, tổng số khoảng trên 60 tấn giống lúa các loại và đưa vào gieo trồng 676 ha diện tích cây ngô, lạc, đậu tương, khoai tây và rau, màu các loại.
17/02/2012
UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư
HGĐT- Chiều 15.2, tại phòng họp 401, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Hàng Hải, Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (VID), Tập đoàn công nghiệp Tây Giang và Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc.
16/02/2012
Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng
HGĐT- Ngày 14.2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai, rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và Quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đến năm 2020.
15/02/2012